Phan Sào Nam khai không có quan hệ họ hàng gì với Nguyễn Văn Dương và không có mâu thuẫn gì. Cả hai quen qua mối quan hệ xã hội thông thường từ khoảng cuối năm 2014, đầu 2015. Trước khi ký hợp đồng phát hành game cờ bạc Rikvip, Nam biết CNC là công ty bình phong của Bộ Công an và cho biết khi gặp trực tiếp Dương cũng nói vậy.
“Chúng tôi thống nhất cùng nhau triển khai dịch vụ game bài trước… Ở thời điểm 2014-2015, tôi cũng hiểu việc xin được giấy phép game bài là khá khó khăn. Nhưng sau khi gặp Dương, anh Dương nói có thể xin được giấy phép”.
Nam cũng khai quá trình thực hiện cũng hiểu rằng trò chơi này chưa được cấp phép.
Bị cáo Phan Sào Nam
Nam khai tiếp, là hiểu “dù chưa có giấy phép của Bộ TT&TT nhưng Bộ Công an có thể có một số cơ chế mở dành cho công ty này. Do vậy bị cáo đã tự tin để hợp tác với CNC. Quá trình hợp tác cũng có một số sự cố... Có một số thời điểm, bên bị cáo hoặc bên bị cáo Hoàng Thành Trung cũng được gọi để lấy thông tin. Những vụ việc đó đều thể hiện rằng các cơ quan chức năng có biết việc hợp tác này. Bản thân công ty bị cáo có báo cáo đầy đủ nhưng không có việc xử lý nào. Bị cáo Dương luôn khẳng định việc phát hành được sự ủng hộ của lãnh đạo, đang thử nghiệm và làm thủ tục cấp phép”.
Bị cáo Phan Sào Nam
“Với góc độ của bị cáo, anh Dương thể hiện vai trò phát hành game rất rõ ràng. Khoảng tháng 8-2016, anh Dương trao đổi với bị cáo, CNC là công ty bình phong của Bộ Công an đứng danh nghĩa phát hành game bài như vậy cũng hơi nhạy cảm. Anh Dương muốn sắp xếp lại một chút. Bị cáo cũng không hỏi nhạy cảm là thế nào. Giai đoạn 2 anh Dương là người muốn đổi tên nhưng về bản chất dịch vụ là giống nhau. Nam khai: Game có tính chất đổi thưởng nên phần lớn số doanh thu (hơn 9.000 tỉ) dùng để đổi thưởng cho người chơi. Ngoài ra, bị cáo sử dụng cho chi phí vận hành trò chơi, mua một số bản quyền khác… Bị cáo không rõ các chi phí đó mà chỉ chuyển tiền khi các bên có yêu cầu thanh toán”.
Cả quá trình này Nam khai được hưởng lợi 1.475 tỉ đồng. Phần lớn được lưu giữ ở dạng tiền mặt, một số được góp vốn thành lập một số công ty, một số được đầu tư bất động sản. Một số tiền bị cáo có chuyển cho người thân và bạn bè cất giữ hộ. “Cụ thể, bị cáo chuyển cho dì ruột hơn 266 tỉ. Bị cáo chỉ nhờ dì cất giữ hộ, sau bị cáo có nhờ dì đầu tư sinh lời khác. Bị cáo còn chuyển tiền nhờ hai người bạn tên Hưng, Nhung giúp. Bị cáo đầu tư vào các công ty, số liệu thể hiện trong cáo trạng là đúng”.
. Vì sao chuyển tiền cho dì lại chuyển qua tài khoản của một người khác?
+ Lúc đó bị cáo có sự hợp tác với Công ty Logic về việc mua bán thẻ, sau đó bị cáo có nhờ công ty này xử lý chi phí giúp cho.
. Quá trình vận hành game có thanh tra Bộ TT&TT, cơ quan công an vào kiểm tra, vì sao công ty bị cáo không bị xử lý?
+ Công ty bị cáo có cung cấp hồ sơ, báo cáo rõ việc hợp tác với Công ty CNC, sau đó không thấy bị xử lý gì. Bị cáo cũng không rõ nguyên nhân vì sao. Quá trình đó bị cáo luôn có trao đổi với anh Dương. Anh Dương nói sẽ làm việc với các cơ quan đó để xử lý.
. Bị cáo nhận thức thế nào về hành vi của mình?
+ Đến nay bị cáo hoàn toàn nhận thức được những gì liên quan đến game bài là tổ chức đánh bạc, việc xử lý chi phí qua Logic hay ODS là hành vi rửa tiền. Bị cáo đồng ý với nhận định trong cáo trạng.
Phan Sào Nam cũng cho hay bị cáo đã chủ động cung cấp nhiều số liệu (được lưu giữ trong dropbox) của bị cáo cho cơ quan điều tra.
Đại diện VKS cho biết, tổng số tiền bị cáo đã nộp là hơn 1.088 tỉ, cộng thêm số tài sản đã phong toả, VKS xác nhận bị cáo Nam đã nộp tổng cộng hơn 1.300 tỉ. VKS cho rằng bị cáo đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả.
(PLO)- Sáng 17-11, tiếp tục phiên xử vụ đánh bạc ngàn tỉ, HĐXX tiếp tục xét hỏi nhóm bị cáo giúp sức cho Công ty CNC của “ông trùm” Nguyễn Văn Dương - công ty được coi là “bình phong” của C50, Tổng cục Cảnh sát.
(PL)- Sau gần năm ngày xét xử, lần đầu tiên bị cáo Phan Sào Nam được HĐXX gọi lên bục khai báo để trả lời trong phần xét hỏi.