Cụ Nguyễn An Ninh qua lời kể của con gái

LTS: Nhân 75 năm ngày mất (1943-2018) của nhà hoạt động chính trị-văn hóa Nguyễn An Ninh, báoPháp Luật TP.HCMxin giới thiệu bài viết của bà Nguyễn Thị Minh là con gái của ông với rất nhiều tư liệu quý.

Bài 1: Qua Pháp học để về chống thực dân Pháp

Lúc này, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất sắp sửa kết thúc, người dân Paris di tản xuống phía Nam đang lục tục trở về, là thời cơ thuận lợi cho những ai muốn đến Paris thoát khỏi sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Ông nội tôi là cụ Nguyễn An Khương, liên can trong vụ án chính trị của cụ Trần Chánh Chiếu trong phong trào Đông Du nên con cháu đều bị cấm xuất dương.

Hòa nhập với giới tinh hoa của nước Pháp

Ba tôi (tức cụ Nguyễn An Ninh) sang Pháp với mong muốn tìm hiểu luật lệ của nước Pháp, học hỏi những điều hay của nền văn minh Pháp để về giúp đỡ đồng bào đấu tranh chống luật lệ hà khắc của bọn cai trị ở thuộc địa.

Ba tôi rất may mắn gặp được người thầy ở Trường ĐH Sorbonne, đó là GS Marcel Cachin - một nhà cách mạng, một nhà tư tưởng lớn của Pháp. Giáo sư cũng sớm phát hiện sự thông minh nổi trội của chàng sinh viên trẻ nên ông tạo mọi điều kiện để ba tôi phát huy hết trí tuệ của mình. Giáo sư đã đưa ba tôi đi hầu hết các diễn đàn của trí thức Pháp. Nơi đó mọi tư tưởng, xu hướng chính trị được trình bày và tranh luận công khai. Giáo sư còn hướng dẫn ba tôi đến các thư viện, giới thiệu các công trình triết học và khoa học, lập danh mục các tác phẩm văn học cổ điển và hiện đại để tìm hiểu, lùng các tạp chí lý luận, phê bình để đọc… Ba tôi đã nghiêm túc tiếp thu mọi sự chỉ dẫn của giáo sư, không bỏ sót một điều gì để học hỏi, để chắt lọc những tinh hoa của kiến thức làm hành trang bước vào đời.

Tình thầy trò giữa GS Marcel Cachin và ba tôi đã dần dần chuyển thành tình thân như thể là cha con không chỉ riêng cho ba tôi mà còn cho cả các bác Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền. Giáo sư đã chuyển hướng ba chàng thanh niên yêu nước thành ba nhà cách mạng, từ khi ông đang là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Pháp đến khi đại diện cho Đảng Cộng sản Pháp ở Quốc tế Cộng sản, ông luôn tìm cách giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.

Ngoài thầy Marcel Cachin, ba tôi còn kết bạn với những nhà văn, nhà báo Pháp để có thêm sự giúp đỡ của bạn bè, như nhà báo Paul Vaillant Couturier, nữ nhà báo André Viollis, nhà báo Léon Werth, nhà văn Romain Rolland…

Cụ Nguyễn An Ninh (bìa trái) cùng người bạn thân Nguyễn Thế Truyền (bìa phải) tại Pháp vào năm 1927. Ảnh: Gia đình cung cấp

Hoàn tất chương trình học 4 năm chỉ trong 1 năm

Ngoài bạn bè Pháp, những năm đầu sang Paris, ba tôi còn được sự thương yêu của đồng bào Việt Nam đang sinh sống tại Paris. Họ là thủy thủ, công nhân, là lính bị bắt sang Pháp rồi ở lại làm việc. Họ sống trong khu phố lao động ở đường Cujas gần Trường Sorbonne. Họ dành mọi sự chăm sóc, che chở cho cậu sinh viên trẻ hoạt bát, học giỏi nổi tiếng.

Với quyết tâm học để nâng cao kiến thức, ba tôi đã học ngày học đêm, học cho đến khi buồn ngủ lăn ra đất. Các bác trong khu trọ phải bế ông lên giường, phải ủ ấm để ông không bị cảm. Chỉ sau một năm vào ĐH, ba tôi đã hoàn tất chương trình của bốn năm. Cứ ba tháng ba tôi đăng ký thi chương trình của một năm nên chỉ một năm đã có tấm bằng cử nhân luật. Kết quả học tập xuất sắc đã khiến ngài bộ trưởng và viên chức cao cấp Bộ Thuộc địa Pháp yêu quý ba tôi và cấp hộ chiếu để ba tôi tiếp tục du học.

Tháng 5-1920, ba tôi về Sài Gòn trình diện với ông nội.

Cụ Nguyễn An Ninh năm 1918, thời điểm trốn sang Pháp. Ảnh: Gia đình cung cấp

Mua sách quý về nước khai dân trí

Tháng 7-1920, ba tôi trở sang Pháp du học với tờ hộ chiếu mới. Lần này ba tôi mang theo nhiều tiền với ý đồ mua thật nhiều sách quý đem về, đồng thời sẽ đi du lịch một số nước có nền văn minh tiến bộ, dân chúng có cuộc sống hạnh phúc để học hỏi.

Sang lần này, mọi thứ đã quen như trở về nhà, thầy và bạn bè đều vui mừng, có hai người mong ba tôi nhất, đó là cụ Phan Châu Trinh và bác Nguyễn Ái Quốc. Cụ Phan mong ba tôi sang Pháp để tiếp tục làm phiên dịch đưa cụ đi khắp nơi, nhất là đi gặp nhà cầm quyền, cụ chỉ tin có mình ba tôi là dịch đúng tâm ý của cụ. Còn bác Nguyễn Ái Quốc chỉ lo nhà cầm quyền trong nước không cho ba tôi sang. Không có ba tôi, bác Quốc đến quán cơm sinh viên, đi làm người mẫu, ngồi sửa ảnh, vào thư viện có một mình, đọc sách không có người cùng trao đổi. Ba tôi cũng nhớ bác vì bác luôn nhắc nhở việc chăm sóc sức khỏe, học hành điều độ nơi xứ lạ quê người.

Cũng trong thời gian này, ba tôi có thêm một người bạn nữa cũng rất thân như anh em một nhà, đó là bác Nguyễn Thế Truyền. Bác Truyền học ở Toulouse, thỉnh thoảng lên Paris ghé thăm cụ Phan, bác Truyền đã quen thân với bác Nguyễn Ái Quốc và ba tôi. Bây giờ bác Truyền lên Paris để học tiếp ở ĐH Sorbonne. Tình bạn giữa ba người thanh niên họ Nguyễn ngày càng thân thiết, rồi bác Truyền cũng bỏ học để cùng với ba tôi làm hai cánh tay đắc lực cho bác Nguyễn Ái Quốc suốt thời gian Người hoạt động tại Paris.

Trước khi về nước, ba tôi đi du lịch các nước và tìm mua sách để gửi lại bác Truyền, bác sẽ gửi dần qua đường dây thủy thủ mang về cho ba tôi. Đường dây thủy thủ này do cô ruột của ba tôi là bà Chiêu Nam Lầu tổ chức từ phong trào Đông Du, bí mật đưa thanh niên yêu nước sang Nhật du học. Đường dây này cũng giúp ba tôi mang về rất nhiều sách quý, kể cả sách cấm để ba tôi có được tủ sách đủ loại lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Đường dây này còn giúp nhiều cho ba tôi đến năm 1927 khi Chiêu Nam Lầu ngưng hoạt động.

Tháng 10-1922, ba tôi xuống tàu về nước.

(còn nữa)

Thừa hưởng lòng yêu nước từ cha

Nguyễn An Ninh sinh ra trong một gia đình Nho giáo ở Long An. Cha ông là Nguyễn An Khương, giỏi chữ Hán và quốc ngữ, làm nghề thầy thuốc, dạy học, dịch sách. Mẹ là Trương Thị Ngự, con một gia đình giàu có.

Lúc nhỏ, ông sống tại quê ngoại Long An. Đến năm 10 tuổi, ông theo cha lên ở hẳn tại khách sạn Chiêu Nam Lầu, nơi cha ông vừa kinh doanh, vừa làm nơi quy tụ, giúp đỡ những nhà yêu nước đương thời đến ẩn trú hoặc tìm đường xuất dương. Được tiếp xúc với những người này và chịu ảnh hưởng của cha, ông đã được hun đúc “tinh thần yêu nước” ngay từ thời thơ ấu.

Năm 1910, ông bắt đầu đi học trường dòng Taberd và sau đó theo học chương trình Brevet Elémentaire tại Trường Chasseloup Laubat (hiện nay là Trường Lê Quý Đôn) chủ yếu dành cho con em người Pháp. Nơi đây, ông học giỏi nổi tiếng, được trường cấp học bổng. Ngoài việc theo Tây học, ông còn được cụ Khương dạy Hán văn và chữ quốc ngữ qua các truyện Tàu mà cụ dịch thuật.

Năm 1916, nhờ đậu tốt nghiệp hạng ưu nên ông được tuyển thẳng ra Hà Nội theo học CĐ Y Dược, được miễn chuẩn bằng tú tài. Ông lại bỏ y dược chuyển sang học luật và cai trị, nghĩ rằng học ngành này mới thấu hiểu bản chất của chính quyền thực dân để sau này đấu tranh công khai bằng pháp luật. Nhưng không hài lòng với chế độ giáo dục, ông bỏ học và tìm đường đi Pháp.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…