Kyo York là một thanh niên người Mỹ, tốt nghiệp Đại học Marymount Manhattan (New York), và từng làm việc tại Apple. Năm 2009, trong lần thứ hai đến Việt Nam, Kyo York bắt đầu mê con người, văn hóa và đặc biệt là âm nhạc Việt Nam. Kyo York thành ca sĩ và ở lại Việt Nam, hát thành công nhiều ca khúc tiếng Việt. Kyo York cũng là người mê khám phá và đã đi khắp nơi ở Việt Nam. Anh cũng đã có một cái nhìn rất thực tế về du lịch Việt Nam, với 13 lý do khiến du khách nước ngoài ngại đến Việt Nam:
1. Du khách nước ngoài cho rằng họ luôn bị làm phiền bởi những người buôn bán hàng rong và ăn xin. Trong khi tình trạng này ở các nước khác nhẹ nhàng hơn hoặc không có.
2. Du khách cảm thấy bị trêu chọc nhiều hơn là lời chào đón bởi những câu chào lớn tiếng với thái độ cười cợt của nhiều người làm du lịch địa phương như: "Hế Lô, Ông Tây"... Nếu như đi du lịch tại những nước láng giềng của Việt Nam, họ cảm thấy được tiếp đón nồng hậu bởi cách chào rất nhã nhặn và lịch thiệp hoặc luôn bất đầu bằng: “Excuse me, please, sir, madam…”.
3. Du khách cho rằng họ có cảm thấy áp lực khi đi mua sắm tại các cửa hàng thời trang, quầy lưu niệm… vì luôn có người luôn theo sát và “ép mua”, ít khi để cho họ thời gian tự do chọn lựa và quyết định và điều này khiến họ hạn chế mua đồ ở Việt Nam.
4. Du khách phát hiện một khái niệm “mới” khi mua sắm là “Don’t buy - Not welcome” nghĩa là “Không mua, không được chào đón”. Ngay cả những thương hiệu thời trang đẳng cấp có chi nhánh tại Việt Nam cũng xảy ra tình trạng này.
5. Du khách luôn bị xem là “khách” và bị nhìn khách bằng ánh mắt tò mò, soi mói, nói xấu sau lưng… Ngược lại, ở nhiều nước khác, ho được coi là "người trong nhà", bằng chứng là việc được đối xử công bằng khi tham gia các phương tiện, dịch vụ công cộng.
7. Giá “cắt cổ” (Ripped off) đều dành cho du khách, ví dụ: trái dừa bán cho du khách 50 nghìn đồng, hoặc 5 USD trong khi bán cho người Việt chỉ 15 nghìn đồng. Hầu như nước nào cũng tồn tại tình trạng này nhưng nhiều quốc gia chỉ xảy ra trong khu du lịch và bán giá đồng nhất cho cả người địa phương, nên du khách cảm giác được đối xử công bằng.
8. Việt Nam cũng như một số nước quan niệm “Tây ba lô” là người đi du lịch “rẻ và nghèo”. Tuy nhiên, trên thực tế, người du lịch chuyên nghiệp và trải nghiệm nhiều dịch vụ lại chính là những đối tượng này và dĩ nhiên họ không thể “nghèo” để đi du lịch.
9. Có thể còn có nhiều quốc gia ý thức vệ sinh kém hơn Việt Nam nhưng vấn đề giữ vệ sinh nơi công cộng vẫn là điều du khách than phiền nhiều nhất khi đến đây.
10. Giao thông Việt nam vừa là điều thú vị cũng là điều kinh khủng đối với du khách.
11. Du khách rất bất ngờ khi được biết ngay từ nhỏ trẻ em Việt Nam được dạy cách xếp hàng trước khi vào lớp nhưng cuộc sống hàng ngày của người lớn ít khi chịu xếp hàng ngay cả lúc check in tại sân bay.
12. Du khách cho rằng hành đụng, chạm hoặc đẩy tay (Pushing and Shoving) vào người khác là bất lịch sự nơi công cộng, nhưng đa số người Việt Nam khi đi đứng trong nơi công cộng muốn vượt mặt luôn chen ngang, hoặc dùng tay đẩy sang… trong khi bạn có thể nói “Làm ơn” với họ.
13. Đi ăn nhà hàng mà không trò chuyện thì còn gì thú vị, nhưng tần số tiếng ồn trong các nhà hàng tại Việt Nam luôn là điều ám ảnh du khách. Đặc biệt việc để trẻ con leo trèo, đùa nghịch, la hét trong một nhà hàng là điều bình thường theo quan niệm của những gia đình người Việt, trong khi du khách quốc tế họ cho rằng điều này không thể chấp nhận ở những nơi công cộng.
Tuy nhiên Việt Nam còn rất nhiều điều thú vị cần khám phá, nhất là về ca dao tục ngữ. Hôm nay học câu “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”.
Theo Kyo York (Ngội sao)