4 dự án thu phí mang về cho Đèo Cả 1.782 tỉ trong năm 2022

(PLO)- Tổng lưu lượng phương tiện qua các trạm thu phí là gần 22 triệu xe, tăng 45% so với năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, ngày 19-4 vừa qua, Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán HHV) địa chỉ phường Hoà Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã gửi báo cáo thường niên năm 2022 tới sở giao dịch.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31-12-2022, thì doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 2.094 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 297 tỉ đồng (tăng khoảng 7 tỉ đồng so với năm 2021).

Về hoạt động thu phí, Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, năm 2022 với tình hình dịch bệnh được kiểm soát kinh tế thông thương được phục hồi và thực hiện tổ chức thu phí tại dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận từ tháng 4-2022 lưu lượng xe qua các dự án/trạm thu phí đã ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Tổng lưu lượng phương tiện qua các trạm thu phí là gần 22 triệu xe, tăng 45% so với năm 2021.

Doanh thu thu phí năm 2022 theo báo cáo tài chính hợp nhất của HHV (ba dự án chuỗi hầm Đèo Cả-Cổ Mã-Cù Mông-Hải Vân; hầm Phước Tượng-Phú Gia; cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn) ghi nhận đạt 1.484 tỉ đồng, tăng 220 tỉ đồng so với năm 2021. Tổng doanh thu phí của cả bốn dự án mà HHV đang đầu tư (bao gồm cả dự án BOT QL1 đoạn qua tỉnh Khánh Hoà) năm 2022 đạt 1.782 tỉ đồng, tăng 17,43% so với cùng kỳ.

Doanh thu thi công xây lắp năm 2022 của HHV cũng được báo cáo là tăng trưởng mạnh mẽ, ghi nhận chủ yếu tại các dự án cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo, dự án đường ven biển Bình Định và các gói thi công hệ thống an toàn giao thông tại dự án Mai Sơn-QL45, Mỹ Thuận-Cần Thơ.

Trong năm 2022 và đầu năm 2023, công ty này và liên danh các nhà thầu đã ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, đảm bảo nguồn công việc ổn định cho giai đoạn 2022-2025. Giá trị các gói thầu này là khoảng 15.780 tỉ đồng.

HHV cho rằng, kết quả kinh doanh năm 2022 vẫn chưa đạt số kế hoạch đã đề ra từ đầu năm do tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều bất lợi: các dự án đầu tư công được thực hiện chậm hơn dự kiến do chủ trương của Chính phủ; khan hiếm và đội giá nguồn cung nguyên vật liệu, giá nhiên liệu tăng cao, công tác bù giá/điều chỉnh giá chưa được chủ đầu tư thực hiện kịp thời, lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng. Hết nguồn cung tín dụng cũng dẫn đến chi phí đầu vào và chi phí tài chính tăng mạnh...Ngoài ra, việc thị trường chứng khoán có nhiều diễn biến tiêu cực đã gây mất lòng tin của các nhà đầu tư.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

VPBank kiến tạo ‘Phong vị thượng lưu’ cho giới tinh hoa

VPBank kiến tạo ‘Phong vị thượng lưu’ cho giới tinh hoa

(PLO)- Một kỳ nghỉ theo yêu cầu (bespoke) bên bãi biển riêng tư, một bữa tối do đầu bếp ngôi sao Michelin thiết kế riêng, hay một gói chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ hiện đại…, tất cả đều được cá nhân hoá tạo nên hành trình “sống thịnh vượng” đầy cảm hứng.

NCB ‘lội ngược dòng’ ghi nhận lãi ngay trong quý I-2025

NCB ‘lội ngược dòng’ ghi nhận lãi ngay trong quý I-2025

(PLO)- Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó vì tỉ giá

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó vì tỉ giá

(PLO)- Chênh lệch giá mua bán USD tại các ngân hàng thương mại hiện đã lên tới 400 đồng, khiến doanh nghiệp xuất khẩu phải bán giá rẻ nhưng lại mua với giá cao để thanh toán khi có đơn hàng nhập khẩu.