7 nước nào chiếm lĩnh vũ đài thế giới năm 2014?

Afghanistan

Một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới do cuộc chiến mà Mỹ khởi xướng cũng như bất ổn do Taliban gây ra.

Giá thực phẩm và nhiên liệu trong nước tăng vọt, thất nghiệp tràn lan. Đầu tư nước ngoài bị đình trệ khiến nền kinh tế gần như hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài.

Nhiều người cho rằng tương lai của Afghanistan dựa vào một thỏa thuận an ninh với Mỹ, cho phép một số binh lính Mỹ ở lại và mở cửa cho hàng tỉ đô la viện trợ từ cộng đồng quốc tế.

  Brazil

  Người biểu tình ném những quả bóng trước tòa nhà Quốc hội Brazil để phản đối vấn đề tham nhũng và bất bình đẳng. Ảnh: Reuters

Người biểu tình ném những quả bóng trước tòa nhà Quốc hội Brazil Ảnh: Reuters

  Người hâm mộ môn thể thao vua đang đổ dồn ánh mắt về Brazil khi quốc gia này đăng cai kỳ World Cup 2014 sắp tới. Tổ chức tốt sự kiện này, uy tín của chính phủ Brazil sẽ được nâng lên, tạo tiền đề tốt đẹp cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10-2014. Nhưng nếu thất bại, tương lai của chính quyền Tổng thống Dilma Rousseff cũng bị ảnh hưởng.

Trong năm 2013, hàng ngàn người dân xuống đường để phản đối vấn đề bất bình đẳng, tham nhũng từ bộ máy nhà nước, mức lương của giáo viên và thậm chí là cả giá vé xe buýt.

Nhiều người tức giận vì hàng tỉ USD đang được bơm cho các sân bóng đá thay vì dành cho trường học, bệnh viện và các chương trình xã hội khác hữu ích hơn.

  Trung Quốc

Là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang hiện thực hóa “giấc mơ Trung Quốc”. Theo tờ The New York Times (Mỹ), đó là "trẻ hóa quốc gia, cải thiện sinh kế của người dân, xây dựng một xã hội thịnh vượng và tăng cường sức mạnh quân sự”.

Khó khăn mà Trung Quốc đối mặt chính là vấn đề ô nhiễm, khiến chính quyền Bắc Kinh vất vả xử lý nhưng tình hình càng lúc càng tệ.

Về mặt đối ngoại, Trung Quốc không ngừng phô trương sức mạnh quân sự như giới thiệu tàu sân bay, các chiến đấu cơ không người lái tàng hình. Tuy nhiên, những yêu sách về chủ quyền biển đảo vô lý khiến Bắc Kinh như đang ngồi trên một thùng thuốc nổ có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

  Iran

  Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei (giữa) dự một buổi lễ tốt nghiệp của học viên quân đội ở thủ đô Tehran ngày 5-10-2013. Ảnh: AP

Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei (giữa) dự một buổi lễ tốt nghiệp của học viên quân đội ở thủ đô Tehran ngày 5-10-2013. Ảnh: AP

  Ngoài chương trình hạt nhân gây tranh cãi, Iran còn mắc kẹt trong cuộc chiến quyền lực trong khu vực với Ả Rập Saudi. Những điều này đặt ra dấu chấm hỏi lớn về tương lai của đất nước Hồi giáo này.

Thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt giữa Tehran và các nước phương Tây trong năm 2013 có thể giúp dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế mà Iran đang gánh chịu. Tương lai của Iran sẽ sang trang, ổn định hơn nhưng cũng có thể quân đội Iran - bất mãn với chính sách nhích lại gần phương Tây – sẽ can thiệp vào bộ máy chính phủ, gây bất ổn cho các nước láng giềng.

Iran vẫn là thế lực quan trọng ở Syria, thông qua sự ủng hộ cho nhóm vũ trang  Hezbollah của Lebanon cũng như gửi cố vấn quân sự tới Damascus.

  Nga

Sau những thắng lợi ngoại giao đáng kể trong năm 2013, Nga khởi đầu năm 2014 bằng việc tổ chức Thế vận hội mùa đông Sochi. Tuy nhiên, kế hoạch nhiều kỳ vọng này của Tổng thống Vladimir Putin đang bị phủ bóng đêm bởi các cuộc khủng bố liên tiếp.

Dù vậy, Moscow sẽ tiếp tục thể hiện sức mạnh trên trường quốc tế trong năm mới, bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển giao vũ khí hóa học ở Syria, đàm phán hạt nhân Iran…

  Nam Phi

  Trẻ em Nam Phi trong lễ tưởng niệm ông Nelson Mandela. Ảnh: EPA

Trẻ em Nam Phi trong lễ tưởng niệm ông Nelson Mandela. Ảnh: EPA

  Sự ra đi của anh hùng dân tộc Nelson Mandela co thể đánh dấu sự kết thúc thời kỳ làm ngọn hải đăng cho toàn khu vực của Nam Phi.

Cuộc bầu cử quốc gia vào mùa xuân năm 2014 sẽ cho ra đời một nền dân chủ trẻ tuổi và phải đối mặt với những thách thức lớn về tham nhũng, bất bình đẳng kinh tế, nghèo đói và thất nghiệp.

Sự bất tín nhiệm của người dân đối với Tổng thống Jacob Zuma được thể hiện ngay trong lễ tưởng niệm ông Mandela. Ông Ruma từng gây phẫn nộ khi bỏ ra khoảng 20 triệu USD tiền thuế của người dân để nâng cấp hệ thống an ninh cho nhà riêng. Một cuộc khảo sát của tờ Sunday Times ở Johannesburg cho thấy 51% số người được hỏi muốn tổng thống Nam Phi từ chức.

  Syria

Năm 2014 sẽ là cột mốc quan trọng để Syria xác định kết quả của cuộc nội chiến kéo dài gần ba năm qua. Ý đồ tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống của ông Bashar al-Assad giờ đây có thể lại nhận được sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây. Theo ý họ, để ông Assad tại chức còn hơn nhìn Syria hỗn loạn trong tay các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Cho dù bạo lực chấm dứt thì Syria sẽ còn vật lộn lâu dài để phục hồi. Thế giới cũng đang hồi hộp theo dõi chiến dịch tiêu hủy các kho dự trữ vũ khí hóa học của Damascus vào năm 2014.

   Một cậu bé đi gần một khu vực bị tàn phá bởi trận pháo kích của lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar Assad tại Duma, Damascus hôm 22-12. Ảnh: Reuters

Một cậu bé đi gần một khu vực bị tàn phá bởi trận pháo kích của lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar Assad tại Duma, Damascus hôm 22-12. Ảnh: Reuters

Theo P.Nghĩa (NBC News/NLD)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm