An Giang: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm do duy trì đất trồng lúa quá lớn

(PLO)- Các chuyên gia cho rằng một trong những tồn tại ở An Giang hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm do duy trì đất trồng lúa quá lớn theo chỉ tiêu, mệnh lệnh của Trung ương để làm nghĩa vụ đảm bảo an ninh lương thực
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 29-7, Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học “An Giang 190 năm hình thành và phát triển (1832 - 2022)”.

Hội thảo có sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên các lĩnh vực; các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh An Giang…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh uỷ An Giang, cho biết Hội thảo nhằm làm rõ luận cứ khoa học và ý nghĩa lịch sử của quá trình hình thành, phát triển tỉnh An Giang, nêu bật những giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của nhân dân An Giang.

Ông Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh uỷ An Giang. Ảnh: HD

Ông Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh uỷ An Giang. Ảnh: HD

Đây cũng là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với các thế hệ cha ông; hun đúc thế hệ hôm nay và mai sau có trách nhiệm ghi tiếp những trang sử vàng chói lọi của dân tộc; góp phần xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đề dẫn hội thảo, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết tọa lạc ở vị trí địa lý tương đối rất đặc biệt, ở địa đầu biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nơi đầu nguồn sông Mê Kông đổ qua biên giới Việt Nam, An Giang chính thức được ghi vào hệ thống hành chính năm 1832.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: HD

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: HD

Với bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng kiên cường, suốt chặng đường lịch sử 190 năm, con người An Giang đã không ngừng bồi đắp và làm phong phú thêm những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, miệt mài sáng tạo những thành quả mới để khẳng định vị thế trên bản đồ đất nước. Đó là một hành trình xây đắp và kiến tạo để từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh có quy mô nền kinh tế thuộc nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cao hơn mức trung bình của cả nước.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Giàu – Nguyên Ủy viên chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - chia sẻ sự khâm phục và đầy ngưỡng mộ đối với các lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ đã có nhiều quyết sách sáng tạo, mang tính đột phá, mở đường.

Ông Nguyễn Văn Giàu – Nguyên Ủy viên chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - đóng góp tại hội thảo.

Ông Nguyễn Văn Giàu – Nguyên Ủy viên chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - đóng góp tại hội thảo.

Thời gian qua An Giang đã đạt được những thành tựu được xem là kỳ tích trong sản xuất nông nghiệp thể hiện ở hai trụ cột. Đầu tiên là sản lượng lúa đạt 1 triệu vào năm 1988, tăng dần qua các năm và gần đây đạt 4 triệu tấn, đã góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực và tạo nguồn thu ngoại tệ.

Trụ cột thứ hai là nuôi trồng thủy sản. An Giang có truyền thống nuôi cá nước ngọt lâu đời, từ quy mô nhỏ, chủ yếu tiêu thụ nội địa, đã vươn ra sản xuất công nghiệp đạt sản lượng ngày càng gia tăng. Đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 triệu USD/năm trong những năm gần đây.

Hoạt động xuất khẩu tại An Giang.

Hoạt động xuất khẩu tại An Giang.

Tuy nhiên ông Giàu băn khoăn về vấn đề tương tác chủ trương, chính sách của Trung ương với địa phương: “Trung ương giao An Giang giữ diện tích đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực thì Trung ương cần có chính sách hỗ trợ, ưu tiên ngân sách cụ thể để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội”.

Các chuyên gia cho rằng một trong những tồn tại ở An Giang hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm do duy trì đất trồng lúa quá lớn.

Các chuyên gia cho rằng một trong những tồn tại ở An Giang hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm do duy trì đất trồng lúa quá lớn.

Ông Giàu đặt ra hai vấn đề đề nghị tỉnh An Giang cân nhắc. Thứ nhất là phát triển theo định hướng trở thành “Trung tâm chế biến lương thực, phẩm”, theo các văn bản Trung ương.

“Theo tôi, dư địa phát triển định hướng này không còn đủ lớn và giá trị gia tăng đối với sản xuất nông nghiệp, nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm thấp hơn so với các lĩnh vực khác" - ông nói.

Thứ hai là không kỳ vọng quá lớn về kinh tế biên mậu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Mặc dù các giao dịch mua bán, vận chuyển hàng hóa, tập quán về thanh toán giữa biên giới hai nước rất thuận lợi nhưng dự báo tương lai nhu cầu trao đổi, giao dịch hàng hóa giữa hai nước khó có tính đột biến. Bởi hai nước đều có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm giống nhau, giá cả, chất lượng không có sự chênh lệch lớn.

"Tuy nhiên, liên kết khai thác du lịch là lợi thế cho An Giang, vùng ĐBSCL, các tỉnh biên giới và cả các tỉnh trong nội địa Campuchia” – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nêu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm