Ăn muối như thế nào để bảo vệ cho sức khỏe?

Theo Healthline, muối là nguồn cung cấp natri quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của bạn. Còn được gọi là natri clorua (NaCl), nó bao gồm 40% natri và 60% clorua. Một số loại muối được tăng cường thêm iốt, sắt, axit folic hoặc sự kết hợp của những chất này. Ví dụ, muối ăn thường được thêm iốt. 

AHA khuyến nghị  lượng natri tối ưu hàng ngày là 1.500 mg, bằng 3/4 muỗng cà phê. Ảnh: NHẬT LINH

Muối cần thiết cho cơ thể của bạn để hoạt động bình thường và nó cần thiết cho một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, ăn quá nhiều hoặc quá ít muối có thể gây hại và không tốt cho sức khỏe. Như với hầu hết các chất dinh dưỡng và thực phẩm khác, ăn một chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa.

Ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch,  liên quan đến ung thư dạ dày và làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn ít muối có thể gây ra huyết áp thấp, mất nước, lượng natri thấp và tăng mỡ máu.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị, người trưởng thành nên giới hạn lượng natri tiêu thụ ở mức 2.300 mg hoặc ít hơn mỗi ngày, lý tưởng là nhắm đến 1.500 mg, tương đương với 3/4 muỗng cà phê muối.

Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng tự nhiên chứa ít hoặc không chứa muối, bao gồm các loại thực phẩm toàn phần như trái cây, rau, ngũ cốc và các loại hạt thô, các loại đậu và hạt, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến muối.

Chế độ ăn uống để ngăn chặn tăng huyết áp (DASH) và chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp giảm huyết áp cao. Chúng chứa nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, sữa ít béo và protein nạc, nhưng ít đường, chất béo không lành mạnh và thịt đỏ. Nếu bạn được các bác sĩ khuyến nghị nên ăn ít muối hơn, thì việc tìm hiểu thêm về hai kiểu ăn kiêng này có thể rất hữu ích cho bạn, theo Healthline.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.