Các cửa tiệm không nhận tiền mặt đang tạo ra làn sóng phản đối của các nhà hoạt động và các nhà hoạch định chính sách có tư tưởng thoáng, là những người phản đối cách làm này.
Các nhà hoạch định chính sách cho rằng cách làm này có thể lan qua nhiều dịch vụ, gồm các dịch vụ nhắm vào người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Chuyện ầm lên trong tuần này, khi khổng lồ bán lẻ Amazon phải đầu hàng sức ép, đồng ý nhận tiền mặt tại hơn 30 tiệm bán không nhận tiền mặt, gồm các tiệm sách Amazon và hệ thống cửa hàng tiện ích Amazon Go vốn không có nhân viên thu ngân, không quầy tính tiền.
Amazon Go sử dụng công nghệ trí khôn nhân tạo (AI) để cho phép khách vào lấy hàng, quét điện thoại thông minh vào máy quét, thiết bị cảm ứng “bám” theo khách, ghi nhận họ lấy hàng rồi về. Khách sẽ nhận hóa đơn tính tiền ở tài khoản Amazon Prime của họ.
Amazon không nói khi nào sẽ tiến hành nhận tiền mặt.
Năm ngoái, Sam’s Club (của Walmart) mở tiệm bán lẻ không nhận tiền mặt đầu tiên ở Dallas, sử dụng công nghệ cho phép khách hàng quét và mua hàng bằng điện thoại thông minh. Kroger cũng dùng công nghệ tương tự ở 400 tiệm bán trên toàn nước Mỹ.
Các sân vận động ở Tampa Pay (Florida) và Atlanta đã bắt đầu không nhận tiền mặt.
Khách hàng quét điện thoại di động để thanh toán điện tử với Amazon Go - Ảnh: AP
Không có luật liên bang buộc các cửa tiệm nhận tiền mặt, nên các nghị sĩ đang làm việc về vấn đề này ở cấp thành phố và cấp bang.
Đầu năm 2019, Philadelphia là thành phố Mỹ đầu tiên cấm các tiệm không nhận tiền mặt, mặc kệ Amazon nỗ lực thuyết phục. Ngay sau đó, bang New Jersey ra lệnh cấm các tiệm không dùng tiền mặt. Hội đồng thành phố New York cũng đang xem xét lệnh cấm này.
Gần 40 năm trước, mỗi bang Massachusetts thông qua một luật buộc các doanh nghiệp nhận tiền mặt.
Người vận động cấm cách làm không nhận tiền mặt lo ngại công nghệ phát triển quá nhanh đối với 8,4 triệu hộ gia đình Mỹ không có tài khoản ngân hàng, theo số liệu của Công ty Bảo hiểm Ký thác Mỹ (FDIC).
FDIC còn cho biết có 24 triệu hộ gia đình một nhóm có thu nhập, có tài khoản ngân hàng nhưng thường dựa vào các dịch vụ tài chính thay thế như séc tiền mặt. FDIC nói vấn đề không nhận tiền mặt tác động mạnh đến các 17% người Mỹ gốc Phi và 14 % người gốc Tây Ban Nha không có tài khoản ngân hàng.
Chủ doanh nghiệp không nhận tiền mặt nói họ chỉ theo phong trào, vì đa số khách hàng đã từ bỏ cách chi trả bằng tiền mặt. Các nhà bán lẻ đang bị sức ép thu hút khách hàng chuộng dùng công nghệ thanh toán điện tử.
Người chỉ trích nói lệnh cấm cửa hàng không nhận tiền mặt là phản ứng quá đáng, khi chưa có thống kê tổng cộng bao nhiêu cửa tiệm ở Mỹ chuyển qua không nhân tiền mặt. Bên cạnh đó, đa số dân Mỹ vẫn dùng tiền mặt để thực hiện 30% khoản giao dịch, theo nghiên cứu năm 2018 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), vốn còn nêu đa số người tiêu dùng ưng dùng tiền mặt để thực hiện các giao dịch dưới 10 USD.
Vì thế, cửa hàng thức ăn nhanh Shake Shack đã bỏ kế hoạch lập điểm bán không nhận tiền mặt, sau khi các cửa hàng đầu tiên ở khu Manhattan (New York) vấp phải sự phản đối của khách mua.