Theo chuyên gia dinh dưỡng Fiona Hunter, thói quen này tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu bảo quản cơm không đúng cách.
Theo chuyên gia người Anh này, không nên để cơm trong tủ lạnh quá 24 tiếng. Chỉ làm nóng lại một lần và nên làm lạnh cơm trong vòng một tiếng sau khi nấu.
Hâm nóng cơm là cách diệt khuẩn nhưng nếu bảo quản không đúng cách, vi khuẩn Bacillus cereus có thể vẫn sống ở dạng bào tử và có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Gạo càng ở nhiệt độ phòng lâu thì bào tử vi khuẩn càng có cơ hội nhân lên. Vì vậy, khi nấu xong nên phân chia vào ngay các hộp để cơm nhanh nguội và dễ dàng cất vào tủ lạnh, thuận tiện cho mỗi lần hâm nóng để ăn.
Tháng 2 năm ngoái, một chuyên gia về ô nhiễm thực phẩm đã cảnh báo về việc hàng ngàn người có thể đã nấu cơm sai cách.
Giáo sư Andy Meharg, ĐH Queens, đã kiểm tra mức độ hóa chất sau khi nấu cơm theo ba cách khác nhau. Ông phát hiện ra nếu nấu cơm kiểu chắt nước thừa sẽ loại bỏ được asen và bất kỳ chất độc nào. Còn ngâm gạo qua đêm sẽ giúp giảm các độc tố công nghiệp liên quan với bệnh tim và ung thư 80%.
(Theo Nhân Hà/Dân Trí)