Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng

Vào điểm nóng điều trị COVID-19 - Bài 3:

Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng

(PLO)- Không chỉ điều trị và kịp thời cấp cứu các bệnh nhân F0 trở nặng, bệnh viện dã chiến số 12 còn chú trọng tư vấn tâm lý, giúp đỡ bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng khi biết mình nhiễm bệnh, nâng cao thể trạng để sớm bình phục.
Nếu như bệnh viện hồi sức COVID-19 là nơi các y bác sĩ căng thẳng giành giật sự sống cho bệnh nhân nặng thì các bệnh viện dã chiến thu dung (tầng 2 của tháp điều trị 5 tầng), nơi tiếp nhận bệnh nhân triệu chứng nhẹ, bệnh nền ổn định là phòng tuyến chăm sóc tránh cho bệnh nhân chuyển nặng hoặc xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển tuyến.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 2
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 3
Gần 6 giờ tối, cầm trên tay tờ giấy ghi tên, địa chỉ các bệnh nhân có dấu hiệu hô hấp không ổn, điều dưỡng Lê Thị Kim Dung đến từng phòng bệnh đo lại nồng độ oxy SpO2 trong máu và huyết áp đồng thời hỏi thăm sức khỏe các bệnh nhân.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 4

Vào viện được một tuần nay, sức khỏe của vợ chồng anh Nguyễn Phước Sang (ngụ quận 10) khá ổn định. Tuy nhiên, anh Sang cảm thấy bị làm mệt, hồi hộp nên cầu cứu đường dây “hotline”.

Nhận thấy nồng độ oxy trong máu của anh đã cải thiện, điều dưỡng Dung hướng dẫn anh tập thể dục nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái. Anh Sang thừa nhận: “Hôm qua đến nay, tôi rất nóng ruột muốn xin các bác sĩ về cách ly tại nhà vì có hai con 8 tuổi và 10 tuổi (hai bé âm tính) ở cùng với bà ngoại gần 80 tuổi, tôi không yên tâm, có lẽ vậy mà lo lắng hồi hộp hoài”. Điều dưỡng Dung lại nhẹ nhàng căn dặn, hướng dẫn anh những điều cơ bản rồi xoay sang bệnh nhân khác.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 5
Trong sáng cùng ngày, chị Dung cũng đã mất 4 tiếng để đi kiểm tra các thông số sức khỏe của bệnh nhân. Gặp các bệnh nhân, chị ân cần hỏi dấu hiệu sức khỏe của mỗi người và cập nhật mọi chỉ số huyết áp, oxy và dấu hiệu bệnh nhân chia sẻ vào group zalo cập nhật tình trạng cho nhóm bác sĩ lâm sàng và cấp cứu.

BS Nguyễn Trúc Quỳnh, trưởng nhóm lâm sàng Bệnh viện dã chiến số 12 cho biết chỉ số nồng độ oxy khá quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm người bệnh gặp phải. Bệnh nhân có nồng độ oxy giảm phải xử lý cho thuốc hoặc cho thở oxy tạm thời từ 10-15 phút để kịp thời hồi phục, còn nếu giảm quá nhiều hoặc không cải thiện sau khi thở oxy tạm thời phải chuyển phòng cấp cứu xử trí, theo dõi sát.

Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 6
Đôi lúc chỉ số oxy bị ảnh hưởng do bệnh nhân lo lắng quá mức, do đó phải đánh giá tình trạng của bệnh nhân dựa vào các yếu tố khác như có khó thở nhiều, ngủ li bì, mệt, tím tái hay không. Khoa lâm sàng hiện trang bị 45 máy đo SpO2 để đo cho bệnh nhân. “Có trường hợp sáng đo SpO2 được 96, 97 nhưng tới chiều chỉ đạt 86, 87 nhưng bệnh nhân không khó thở và chia sẻ lo lắng cho con ở nhà. Khi được cho thở oxy và trấn an tâm lý thì bệnh nhân ổn định lại.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 7
Các bệnh nhân có nồng độ SpO2 thấp, khoảng 90-91 thì buổi chiều phải được đo lại lần nữa xem bệnh nhân ổn định hay chưa, trong vài trường hợp nếu bệnh nhân không khó thở nhiều, cho tập thở tại chỗ để nồng độ oxy tăng lên, nếu khó thở hít vào không được như bình thường phải gọi đường dây nóng”, - BS Quỳnh cho hay.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 8
Bệnh viện còn thiết lập đường dây nóng để bệnh nhân kịp thời chia sẻ những bất thường và giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân, ngày nhận được cả trăm cuộc gọi là bình thường. “Đa phần người mắc COVID-19 đều có những lo lắng chung là liệu những dấu hiệu ho sốt, khó thở nhẹ, mất khứu giác, vị giác có bình thường không, khi nào sẽ hồi phục. Bệnh viện cũng có nhân viên tư vấn tâm lý để trấn an bệnh nhân”, - BS Quỳnh chia sẻ.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 9 Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 10
Những ngày đầu nhận bệnh đối với BS Trần Bá Tòng, nhóm cấp cứu của Bệnh viện dã chiến số 12 khá “yên bình”, anh tranh thủ thời gian để đọc tài liệu, cập nhật kiến thức về bệnh.
Thế nhưng từ thứ 7 trở đi, số bệnh nhân có biểu hiện hô hấp, khó thở tăng cao. 
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 11
Mới đây nhất, ê kip quyết định cho thở CPAP và chuyển viện một bệnh nhân nữ do oxy trong máu giảm, khi thở máy thì nồng độ oxy được 94, 96% nhưng lấy máy ra đo thì chỉ còn 70-80%. “Bệnh nhân cao 1 mét 5 nhưng nặng 66 kg, xét theo chỉ số BMI là thuộc dạng béo phì nên bệnh nguy cơ chuyển biến nặng” – BS Tòng nói.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 12
BS Nguyễn Thị Kim Cúc, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện dã chiến số 12, cho biết, thời gian đầu, mặc dù chỉ tiếp nhận bệnh nhân không triệu chứng nhưng số ca chuyển nặng không phải là ít, trong đó có một nam thanh niên (sinh năm 1999) hoàn toàn khỏe mạnh. Có trường hợp đột ngột bị nhồi máu cơ tim, ê kip bác sĩ phải xử trí đặt nội khí quản, hội chẩn liên viện chuyển lên tầng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn các bệnh viện tầng trên quá tải bệnh nặng, bệnh viện cố gắng giữ lại những ca đáp ứng điều trị.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 13
Đặc thù của Bệnh viện Da liễu là bệnh viện chuyên khoa lẻ, thế mạnh không phải là hồi sức cấp cứu nên bệnh viện được Sở Y tế phân công các bệnh viện khác như Bệnh viện hồi sức COVID-19, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Lê Văn Việt hỗ trợ về chuyên môn nên khá yên tâm. Group zalo của các chuyên gia hoạt động sáng đêm để cùng trao đổi các vấn đề hồi sức cho bệnh nhân.

Theo BS Cúc, các bệnh nhân được điều trị các triệu chứng theo phác đồ, cho sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm trùng, thuốc hạ sốt, thuốc tan đàm, vitamin C tăng sức đề kháng...

“Những thanh niên trẻ khỏe nhưng có dấu hiệu mệt, khó thở là cẩn thận họ dễ vào suy hô hấp rất nhanh, những trường hợp này chúng tôi luôn đặc biệt lưu tâm và phải thường xuyên gọi điện, đo nồng độ oxy. Chúng tôi thường bố trí hai người ở chung một phòng để có thể hỗ trợ lẫn nhau, báo cho đường dây hotline nếu một trong hai bệnh nhân có vấn đề. Ở mỗi tầng chung cư, chúng tôi đều bố trí phòng cấp cứu, rải bình oxy lớn và oxy nhỏ để dễ dàng sử dụng cho bệnh nhân”, - BS Cúc chia sẻ không ít lần đội phản ứng nhanh tức tốc lên xử trí cho bệnh nhân thở oxy khi bệnh nhân lên cơn khó thở giữa đêm.

Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 14

Những trường hợp không tự đi được, đội dùng cán chuyển bệnh để đưa xuống phòng cấp cứu dưới tầng trệt để theo dõi sát. Các ê kip phải phối hợp với nhau, đội lâm sàng, cấp cứu và kế hoạch tổng hợp hầu như làm việc cả ngày lẫn đêm, liên lạc điều phối chuyển bệnh. Các bệnh nhân xuất viện và gửi thư cảm ơn cho bệnh viện, có bệnh nhân được xuất viện nhưng vẫn xin ở lại chăm người nhà là niềm động viên đối với đội ngũ y bác sĩ và tình nguyện viên nơi đây.

Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 15
BS Cúc tâm sự, dù được trang bị phòng hộ đầy đủ nhưng làm việc ở lõi dịch, các y bác sĩ ở đây đều nhắc nhở phải cẩn thận vì không biết ai sẽ trở thành F0. Bản thân BS Cúc cùng các đồng nghiệp cũng từng trở thành F1 và hồi hộp chờ đợi kết quả xét nghiệm
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 16
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 17

Đây chỉ là một trong hàng chục cuộc gọi mà mỗi ngày mà chị Trương Thị Hồng Hà – Chuyên viên chăm sóc tâm lý tại Bệnh viện dã chiến số 12 thực hiện. Đều đặn mỗi ngày, chị Hà cầm chiếc điện thoại có dán dòng chữ “tổng đài tư vấn” nhẫn nại dò từng tên trong danh sách bệnh nhân được bệnh viện cung cấp.

Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát và diễn biến phức tạp, cũng như nhiều người, chị Hà đăng ký làm tình nguyện viên chống dịch. Có kinh nghiệm làm ở Trung tâm giáo dục cho trẻ tự kỷ Tường Minh và đang theo học thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, chị Hà được phân công đảm nhận vai trò tư vấn, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho những người đang cách ly. Một công việc quan trọng không kém so với việc điều trị cơ thể.

Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 18
Mỗi ngày, ngoài gọi điện cho các bệnh nhân theo danh sách cập nhật sức khỏe của bác sĩ, chị Hà còn đến phòng cấp cứu để tư vấn, trò chuyện với bệnh nhân, giúp họ giải tỏa bớt căng thẳng áp lực.

Ban đầu, khi đến bệnh viện dã chiến, chị Hà cũng chưa hình dung công việc mình sẽ làm gì. Ngày đầu, chị gọi điện thoại đại trà một lượt bệnh nhân để hỏi thăm sức khỏe thì nhận thấy những người có triệu chứng thường tâm lý không ổn, có người vài ngày sau phải đi cấp cứu. Vì thế, những ngày sau, chị thay đổi chiến lược ưu tiên gọi cho người có triệu chứng.

Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 19
Ca gần nhất mà chị nhận tư vấn tâm lý là một bệnh nhân nữ 52 tuổi, mắc COVID-19 trên nền bệnh tiểu đường không chịu ăn và uống thuốc, sau đó lên cơn khó thở được chuyển phòng cấp cứu. Chị Hà phải ngồi tỉ tê, giải thích cho bệnh nhân và nhận được một yêu cầu bất ngờ: “Bệnh nhân nói muốn ăn miến khô với nước nóng. Tôi phải tức tốc gọi các bạn tình nguyện viên đem miến từ phòng bệnh nhân và mượn ấm nấu nước sôi, làm món ăn phục vụ gấp cho chị, sau đó canh cho chị ăn và uống thuốc”.
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 20
“Những bệnh nhân vào đây, ai cũng dễ bị sốc tâm lý, nhất là đối với những người đang bận tâm về gia đình, con nhỏ. Họ rất dễ tổn thương, suy sụp dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trở nặng nếu không được giúp đỡ, mở nút thắt trong lòng” - Chị Hà nói.

TP.HCM hiện đã có 16 bệnh viện dã chiến, trước tình hình các ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh và chuyển biến nặng, một số bệnh viện đã bắt đầu nâng tầng tiếp nhận các ca mắc bệnh nền và có triệu chứng để “chia lửa” cho tuyến trên.

Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 21
Nơi tuyến đầu, chăm sóc cho những bệnh nhân COVID-19, có nhiều nhân viên y tế và tình nguyện viên đã nhiều tháng qua chưa về gia đình, chưa gặp trực tiếp những đứa con thân yêu của mình, chưa có một đêm ngon giấc. Tuy nhiên, chiến đấu với loại virus nguy hiểm, họ đều hiểu rằng tuyến đầu chống dịch yên ổn thì đường về nhà sẽ không còn xa và những niềm vui giản dị đời thường, những cái ôm trọn vẹn người thân sẽ không còn xa xỉ nữa. 
Bệnh viện dã chiến, phòng tuyến ngăn F0 chuyển nặng ảnh 22

Đọc thêm