Bị lừa mất 57 tỷ đồng vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng

(PLO)- Mạo danh lãnh đạo Nhà nước lừa chạy án; Lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo...là những hình thức lừa đảo trực tuyến thời gian vừa qua. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, trong thời gian từ 4-3 đến 9-3-2024) đã xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến.

PLO xin gửi tới bạn đọc một số hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian này.

Lừa đảo đầu tư tài chính trên không gian mạng

Thời gian gần đây, Công an TP Hà Nội liên tiếp nhận đơn trình báo người dân về việc bị lừa số tiền từ vài tỷ đồng cho đến hàng chục tỷ đồng, vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng. Thậm chí có nạn nhân bị lừa nhiều nhất 57 tỷ đồng.

Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo liên quan đến đầu tư tài chính, tiền ảo, tiền mã hóa phổ biến có thể kể đến như: kinh doanh đa cấp tiền ảo, tiền mã hóa biến tướng trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, lừa đảo thông qua hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối, quyền chọn nhị phân…

Đáng chú ý, giai đoạn giá của một số đồng tiền mã hóa, tiền ảo tăng trong thời gian qua cũng là thời điểm các đối tượng phạm tội tăng cường hoạt động quảng cáo, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tiền mã hóa trên không gian mạng thông qua các sàn giao dịch, các website đối tượng đưa ra.

lừa đảo

Dù chiêu trò của các đối tượng lừa đảo dù không mới nhưng rất tinh vi nên khiến nhiều người dùng mạng xã hội sập bẫy. Nhiều nhóm đối tượng trong nước lập ra các sàn, trang web đầu tư tài chính giả mạo sàn quốc tế, hoặc thậm chí tự cho ra đời các loại tiền ảo để lôi kéo nhà đầu tư dẫn đến nguy cơ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là rất cao.

Các đối tượng thiết lập các sàn giao dịch, trang web giả mạo sàn giao dịch quốc tế, sau đó giao cho đội ngũ nhân viên telesale gọi điện mời chào nhà đầu tư tham gia vào các nhóm tư vấn, trao đổi qua Zalo, Telegram.

Sau khi nhà đầu tư tham gia vào nhóm, các đối tượng và thành viên trong nhóm liên tục nhắn tin, gọi điện để thuyết phục nhà đầu tư tham gia giao dịch đầu tư tài chính cũng như mua bán tiền ảo, tiền mã hóa nhằm chiếm đoạt tiền của người tham gia. Mục đích cuối cùng là nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.

Trên thực tế, tại Việt Nam, khung pháp lý để điều chỉnh, quản lý, xử lý đối với tiền ảo, tiền mã hóa chưa cụ thể, rõ ràng, người dân vẫn có thể tham gia giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa công khai trên không gian mạng và qua các sàn giao dịch quốc tế cũng như các sàn giao dịch trong nước, hoặc thông qua ứng dụng OTT, hay trên các hội nhóm, diễn đàn.

Mạo danh lãnh đạo Nhà nước lừa chạy án

Vừa qua, Công an huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành bắt giữ và điều tra đối tượng Nguyễn Thị Hoài (27 tuổi, trú tại phường Trường An, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: thông qua hình thức mạo danh lãnh đạo Nhà nước lừa chạy án.

Để phục vụ cho hành vi lừa đảo, đối tượng đã lập nhiều tài khoản ảo trên mạng xã hội có gắn hình ảnh một số lãnh đạo sau đó tự nhắn tin giới thiệu với người nhà nạn nhân là mình có khả năng can thiệp để giảm án.

Theo điều tra ban đầu, cuối năm 2023, Hoài có quen biết với một người dân trú tại xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar và biết người này có em trai đang bị Công an huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk bắt giữ về tội “Cố ý gây thương tích”, Nguyễn Thanh Hoài đã nảy sinh ý định lừa “chạy án” để chiếm đoạt tài sản.

bi-lua-mat-57-ty-dong-vi-tham-gia-tu-tai-chinh-tren-mang-2.jpg
Đối tượng đã lập nhiều tài khoản ảo trên mạng xã hội có gắn hình ảnh một số lãnh đạo để lừa đảo. Ảnh: Cục ATTT.

Vì tin tưởng nên người nhà nạn nhân đã 5 lần đưa tổng số tiền 145 triệu đồng cho Hoài. Đến cuối tháng 2, Hoài tiếp tục yêu cầu người nhà bị can đưa thêm 60 triệu đồng. Do nghi ngờ bị lừa, người nhà nạn nhân đã trình báo lên Công an huyện Cư M’gar.

Nhận được tin báo, Công an huyện Cư M’gar đã nhanh chóng vào cuộc xác minh và bắt quả tang khi đối tượng Hoài đang nhận số tiền 59 triệu đồng từ người nhà nạn nhân.

Tham gia ứng dụng hẹn hò Tinder, bị chiếm đoạt hơn 5.4 tỷ đồng

Đầu tháng 3-2024, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận đơn của chị T., trình báo việc sự việc bị chiếm đoạt 5,4 tỷ đồng.

Tại cơ quan, Chị T. cho biết có tham gia ứng dụng hẹn hò Tinder và quen một người đàn ông tự giới thiệu là bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Singapore. Sau khi tạo niềm tin với chị T., người này mời chị tham gia chơi tiền ảo.

Lần đầu chị T. nạp 20 triệu đồng và ngay lập tức được rút 30 triệu đồng. Chị tiếp tục nạp 266 triệu đồng và rút ra được 304 triệu đồng. Sau 2 lần nạp tiền, chị T. đã thu về lợi nhuận 48 triệu đồng, lãi 16,8% số tiền gốc chị bỏ ra trong vòng 2 ngày.

Chị tiếp tục nạp 300 triệu đồng thì được thông báo "tài khoản thắng 10,1 tỷ đồng" nhưng không rút được tiền. Hệ thống thông báo "phải nộp 20% lợi nhuận thuế thu nhập cá nhân".

bi-lua-mat-57-ty-dong-vi-tham-gia-tu-tai-chinh-tren-mang.jpg
Người phụ nữ bị lừa đảo khi tham gia chơi tiền ảo. Ảnh: Cục ATTT.

Chị T. đã nộp 1,7 tỷ đồng tiền tiền thuế thu nhập cá nhân, 2 tỷ tiền xác minh tài khoản để rút được tiền về và 1,4 tỷ để tham gia kênh rút tiền nhanh. Tuy nhiên, chị vẫn không rút được. Chỉ trong vòng 5 ngày, chị đã chuyển cho các đối tượng 5.4 tỷ đồng. Sau đó, chị biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.

Cảnh báo về tình trạng trên, công an cho biết, lợi dụng việc ngày càng có nhiều người dùng các ứng dụng hẹn hò trực tuyến, nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng sẽ tìm hành động qua các ứng dụng hẹn hò trực tuyến được nhiều người sử dụng như Tinder, EzMatch, Litmatch, Hullo...

Sau khi kết bạn, nói chuyện và tạo được niềm tin, các đối tượng sẽ chuyển sang chủ đề tài chính, khuyến khích nạn nhân tham gia vào đầu tư đầy hấp dẫn.

Nếu nạn nhân chấp nhận chi tiền, số tiền lãi sẽ được hoàn lại ngay để tăng độ tin tưởng. Khi nạn nhân bỏ ra một số tiền lớn nhất định, các đối tượng sẽ lấy lý do: "nâng cấp gói VIP", "hoàn trả quỹ hỗ trợ đầu tư", "gỡ bỏ chế độ an toàn"… để chiếm đoạt tài sản.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm