Không chỉ thế, còn có những người giả danh khách du lịch để tìm cách tiếp cận, theo dõi động tĩnh của các khu vực nhạy cảm này, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết.
Theo lời một quan chức quân đội cấp cao, chỉ có một phần nhỏ trong 4.800 cơ quan quân sự và chính quyền địa phương có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn các căn cứ nói trên làm đúng chức trách của mình.
Chuyên gia quân sự cho biết việc sửa đổi sẽ giúp nâng cao nhận thức về công tác bảo mật của các khu vực nhạy cảm. Ảnh: SCMP
“Các tổ chức bên ngoài thường vin vào các tour du lịch hay danh nghĩa những công ty giả mạo để tiếp cận các cơ sở nhạy cảm của Trung Quốc với mục đích thu thập bí mật quân sự” – sĩ quan họ Tống nói với Trung Quốc Nhật báo. Theo Nhật báo Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, chính quyền hòn đảo nghỉ mát Hải Nam đã cho phép một công ty nước ngoài xây dựng biệt thự bên trong một căn cứ quân sự.
Bên cạnh đó, căn cứ không quân cũng bị các tòa nhà cao tầng quấy rầy vì xây dựng quá gần, ảnh hưởng đến an toàn bay. “Hiện có hơn 1.000 nhà cao tầng vượt quá chiều cao quy định bên trong vành đai an ninh của các căn cứ không quân, gây ra khoảng 100 vụ tai nạn” – một sĩ quan cho biết. Giới chức Bắc Kinh hy vọng có thể giải quyết những vấn đề này nhờ vào đạo luật mới được chỉnh sửa hồi tuần trước.
Ngoài ra, để đối phó trước những lo ngại về gián điệp nước ngoài, cơ quan lập pháp bổ sung một số điều nhằm thắt chặt kiểm soát các cơ sở dân sự nằm gần khu vực phòng thủ ven biển. Đạo luật đó có hiệu lực vào tháng 8, sẽ đẩy mạnh bảo vệ các cơ sở quân sự cũng như lãnh hải của họ sau loạt báo cáo về sự xâm nhập vào các khu vực bị hạn chế.
Chuyên gia quân sự cho biết việc sửa đổi nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo mật của các khu vực nhạy cảm, đặc biệt là kiểm soát vùng biển vốn là ngư trường truyền thống. “Các quy định chi tiết hơn sẽ giúp ngăn chặn công chúng, trong đó có các ngư dân, vô tình rò rỉ bí mật quốc gia” – Lý Kiệt, một chuyên gia về hải quân tại Bắc Kinh, nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.