Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cái xấu không đáng sợ bằng sự im lặng của người tốt'

(PLO)- Đối thoại với ngư dân Bình Định, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, việc phát hiện các ngư dân vi phạm khi đánh bắt thủy sản rất cần sự chung tay của chính các ngư dân

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 9-4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc tại tỉnh Bình Định về tình hình, kết quả chống khai thác IUU, thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) và chuẩn bị kế hoạch đón và làm việc Đoàn thành tra EC lần thứ 5.

thủy sản
Bộ trưởng làm việc về chống khai thác IUU tại Bình Định vào sáng 9-4. Ảnh: THU DỊU

Bà con ngư dân đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế

Trước khi làm việc với tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có buổi đối thoại với ngư dân huyện Phù Cát để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con ngư dân.

Báo cáo với Bộ trưởng, ngư dân Dương Duy Sử (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) cho biết: Thông qua các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, bà con ngư dân chấp hành các quy định của Luật Thủy sản 2017. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản giảm, một số tàu cá của ngư dân còn vi phạm, điều này ảnh hướng rất lớn tới ngư dân. Ông Sử đề nghị Bộ trưởng cho biết hướng giải quyết để ngăn chặn tình trạng này.

z5330835721654_23743def23a0d76f3162084fa1b74841.jpg
Ngư dân Bình Định tham gia đối thoại cùng Bộ trưởng Lê Minh Hoan. Ảnh: THU DỊU

Đồng tình, lão ngư Ngô Thanh Long (khu phố Trung Lương, Cát Tiến, Phù Cát), cho rằng: “Bộ, ngành Trung ương cùng với tỉnh nên có giải pháp trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Với việc đánh bắt như hiện nay, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dễ dẫn tới những việc làm vi phạm pháp luật. Ngư dân mong muốn được hỗ trợ để chuyển đổi nghề thích hợp”.

02.jpg
Ngư dân Dương Duy Sử chia sẻ với bộ trưởng. Ảnh: THU DỊU

Trước khi giải đáp các băn khoăn của ngư dân, Bộ trưởng đánh giá, thời gian qua, ngư dân Bình Định đã chấp hành và thực hiện rất tốt Luật Thủy sản 2017. Bà con ngư dân có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế cũng như góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo của đất nước.

"Không có tàu cá vi phạm, chỉ có người điều khiển con tàu đó vi phạm. Đó là bạn bè, hàng xóm, người thân của chính bà con ở đây. Chúng ta biết họ làm sai mà vẫn im lặng, là dung túng cho họ. Cái xấu không đáng sợ bằng sự im lặng của người tốt” - Bộ trưởng chia sẻ.

01.jpg
"Cái xấu không đáng sợ bằng sự im lặng của người tốt", bộ trưởng yêu cầu ngư dân cùng lên tiếng. Ảnh: THU DỊU

Theo ông, không có sự tuyên truyền, vận động nào tốt hơn việc ngư dân nói cho nhau nghe. "Bà con ngư dân gặp nhau trên tàu, nói với nhau về chống khai thác IUU. Bà con có thể lập nhóm, cảnh báo, nếu có thông tin tàu có vi phạm hãy kịp thời báo với chính quyền địa phương để xử lý" - "Tư lệnh" ngành nông nghiệp gợi ý.

Cơ hội giúp định vị ngành thủy sản Việt Nam

Sau buổi đối thoại với ngư dân, tại buổi làm việc tỉnh, Bộ trưởng cho hay, chống khai thác IUU là câu chuyện của cả nước, không riêng gì Bình Định hay một địa phương ven biển nào.

Bộ trưởng khẳng định, không phải vì tháo gỡ thẻ vàng IUU chúng ta mới thực hiện cấm đánh bắt trái phép. Thực tế, Luật Thủy sản 2017 đã có những quy định này. Thẻ vàng EC giúp chúng ta thực thi nghiêm Luật Thủy sản, đó là cơ hội tốt để Việt Nam định vị lại ngành thủy sản.

UBND tỉnh
Đoàn công tác của Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc tại tỉnh Bình Định.

“Xu hướng bây giờ khai thác nghề cá bền vững thì không cho phép tồn tại kiểu khai thác tận diệt. Mỗi ngư dân, doanh nghiệp đều phải đồng hành để lấy lại hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế”- Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chia sẻ.

Theo bộ trưởng, khai thác bền vững song hành với việc ổn định cuộc sống cho ngư dân. Ngư dân yêu biển, giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vậy thì, bộ ngành Trung ương, địa phương phải có chính sách phù hợp giúp ngư dân có thể bám biển theo nhiều cách khác nhau: khai thác, nuôi biển…

Bình Định tái cơ cấu ngành thủy sản

Với riêng Bình Định, từ cuối năm 2023 đến nay có năm tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Gần nhất là vào ngày 14-3, một tàu cá của của tỉnh này xuất phát ở Bà Rịa-Vũng Tàu bị Malaysia bắt giữ.

z5330872498953_f84cb1af15a79b99fbbabb9fcfb12790.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nêu quyết tâm tái cơ cấu ngành thủy sản, chuyển đổi nghề thích hợp cho ngư dân.

“Chúng tôi đã nỗ lực và làm tất cả những biện pháp có thể, song tàu cá vi phạm vẫn còn xảy ra. Đáng nói là, tàu cá này là người dân địa phương song cả tàu và chủ tàu đều chuyển tới địa phương khác sinh sống, xuất bến ở nơi khác”- ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thông tin.

Ông Tuấn nói, sau buổi làm việc này, tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét tổ chức hội thảo nuôi biển, trong đó mời các chuyên gia hiến kế cho Bình Định mô hình nuôi biển phù hợp. "Đây là điều mà tỉnh tha thiết, để có hướng cho bà con ngư dân an tâm chuyển đổi nghề”- ông Tuấn bày tỏ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao tỉnh Bình Định trong việc thực hiện cơ cấu ngành thủy sản. Trong đó tập trung vào cơ cấu lại đội tàu tham gia khai thác; mở hướng nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến sâu, áp dụng công nghệ cao; nuôi biển.

thủy sản.jpg
Đoàn công tác của bộ trưởng thăm hỏi, động viên ngư dân Bình Định.

“Trước mắt tỉnh nên có báo cáo cụ thể, đề xuất và các vướng mắc gửi cho Bộ. Chúng tôi xem xét, mời chuyên gia làm việc trước với bộ và tỉnh trước khi tổ chức hội thảo về nghề nuôi biển. Ở giai đoạn này, chúng ta cần hành động quyết liệt để EC thấy được nỗ lực từ phía Việt Nam trong tháo gỡ thẻ vàng IUU”- Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Tỉnh Bình Định có đội tàu lớn (5.311 chiếc), trong đó có 3.215 tàu cá khai thác xa bờ. Giải pháp của tỉnh là sắp tới tập trung vào chuyển đổi nghề.

Theo đó, tỉnh đầu tư khoảng 300 tỉ đồng hỗ trợ di chuyển toàn bộ tàu cá từ khu vực cảng cá Quy Nhơn ra cảng Đề Gi; cải tổ đội tàu theo hướng giảm khai thác tăng nuôi trồng để giữ nguồn lợi; chuyển đổi nghề gắn với sinh kế cho người dân. Đào tạo nghề, phát triển nuôi trồng thủy sản vùng bờ, nuôi biển.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm