Cách xử trí ngộ độc rượu khi không kịp đến bệnh viện

(PLO)- Uống một lượng lớn rượu trong thời gian ngắn hay uống phải rượu công nghiệp chứa cồn methanol là những nguyên nhân gây ngộ độc rượu.

Dịp cận Tết và Tết tôi thường phải tiếp khách, uống nhiều bia rượu là không thể tránh khỏi. Nếu không may bị ngộ độc rượu mà không kịp tới bệnh viện nên xử trí thế nào để an toàn? (Ngọc Long, Khánh Hòa)

Trả lời

Nguyên nhân gây ngộ độc rượu thường do uống một lượng lớn rượu trong thời gian ngắn hay uống phải rượu công nghiệp chứa cồn methanol.

Triệu chứng ngộ độc rượu thường gặp là nôn mửa, co giật, thở không đều, thở chậm (nhịp tim < 8 nhịp/phút), da nhợt nhạt, nhiệt độ cơ thể thấp, bất tỉnh, lơ mơ, hôn mê.

Bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ảnh: BVCC

Nếu vì lý do nào đó mà không kịp đến BV, trường hợp ngộ độc nhẹ nên được bổ sung tinh bột như cháo, súp hoặc uống nước đường. Không tự đi lại một mình, lái xe, hành máy móc... Nếu người bị ngộ độc muốn nghỉ ngơi, cần nằm nghiêng, đầu và vai cao hơn tránh ói làm tắc đường thở hay viêm phổi hít. Cạnh đó, giữ ấm cơ thể và theo dõi thường xuyên.

Trường hợp ngộ độc nặng, cần gọi ngay 115 hoặc số cấp cứu BV, trạm y tế gần nhất. Cung cấp cho nhân viên y tế về loại rượu mà người bị ngộ độc đã uống, theo dõi thường xuyên không để người bị ngộ độc một mình, giữ nằm nghiêng giúp ngăn ngừa nghẹt đường thở.

Cách phòng tránh ngộ độc rượu bia

- Cần uống rượu bia khi cần thiết và không quá liều cho phép, không lạm dụng

- Uống rượu bia có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm định

- Uống đúng lượng bia rượu theo khuyến cáo mức cho phép: 7-14 đơn vị/tuần đối với nữ, 21 đơn vị/tuần đối với nam. (Lượng cho phép uống một ngày đối với bia là 300ml, rượu vang 150ml, rượu mạnh 50ml

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới