Cần thêm giải pháp sau khi nới room tín dụng

(PLO)-  Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới room tín dụng thêm 1,5%-2% trong bối cảnh các doanh nghiệp đang khát vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Bằng giải pháp này, cơ quan điều hành thể hiện sự nỗ lực khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới room tín dụng thêm 1,5%-2% trong bối cảnh các doanh nghiệp đang khát vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Bằng giải pháp này, cơ quan điều hành thể hiện sự nỗ lực khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.

Động thái trên giúp các ngân hàng tăng khả năng cung cấp vốn cho doanh nghiệp (DN), do thời gian qua nhiều ngân hàng đã hết chỉ tiêu tín dụng. Quan trọng hơn, việc nới room tạo điều kiện cho các DNcó thêm nguồn vốn để chuẩn bị nguồn hàng, nguyên vật liệu phục vụ việc sản xuất hàng hóa cho thị trường đang bước vào mùa tếtchuẩn bị những đơn hàng cho năm 2023.

Trước đó, DN đau đầu với việc thiếu vốn dẫn đến phải hoạt động cầm chừng và hạn chế nhận đơn hàng. Chưa kể, tình trạng này còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ, huy động vốn mớicũng như làm giảm sút năng lực cạnh tranh của DNhọ phải đối mặt với nguy cơ bị thôn tính.

Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, chỉ số quản lý thu mua PMI của Việt Nam tháng 11 vừa qua chỉ đạt 47,4 điểm, thấp nhất từ đầu năm đến nay và thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số này giảm đã phản ánh sự sụt giảm đáng kể của sản lượng cũng như đơn đặt hàng mới của các DN sản xuất Việt Nam. Nguyên nhân một phần đến từ việc các DN thiếu vốn để có thể mua nguyên vật liệu sản xuất.

Như vậy, bằng việc nới room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã giúp giải một phần bài toán hóc búa mà các DN đang đối mặt. Tuy nhiên, lúc này việc cung cấp vốn đến đúng địa chỉ tạo hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào quyết định của ngân hàng. Nếu ngân hàng e ngại nợ xấu, đưa ra các tiêu chí vay vốn quá khắt khe thì tiền có nguy cơ tiếp tục bị “chôn” trong két ngân hàng mà khó chảy đến DN.

Điều quan trọng không kém là nếu ngân hàng cho vay với lãi suất cao, lên tới 14%-15% thì sẽ vượt quá khả năng trả nợ của DN dẫn đến họ không dám vay tiền. Nói cách khác, tiền có nhưng lãi suất phải hợp lý thì mới nhanh chóng thẩm thấu vào nền kinh tế.

Ngoài ra, nới room tín dụng chỉ là một phần trong câu chuyện thanh khoản của nền kinh tế. Thực tế vốn tín dụng ngân hàng thường chỉ đủ đáp ứng cho các khoản vay ngắn hạn.

Trong khi đó thị trường cổ phiếu, trái phiếu… vốn là nơi cung ứng vốn trung và dài hạn tốt nhất cho DN, thì hiện tại vẫn đang bị nghẽn, rất cần sự tháo gỡ từ chính sách.Điều này cũng có nghĩa để tiền ra thị trường đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể chứ không đơn giản chỉ là nới room tín dụng.

Thấu hiểu điều này, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã nhấn mạnh các cơ quan, ban ngành cần phải nắm vững tình hình, diễn biến các thị trường chứng khoán, trái phiếu DN, bất động sản… Qua đó có các giải pháp hiệu quả, dứt khoát không để ách tắc vốn cho nền kinh tế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm