Cảnh báo nguy cơ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

(PLO)- Thời gian gần đây có nhiều trường hợp người dùng nhận được tin nhắn giả mạo các ngân hàng gắn kèm link lừa đảo.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các ngân hàng khuyến cáo người dùng tuyệt đối không truy cập vào đường link lừa đảo và cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản cho bất kỳ ai.

Thời gian gần đây có nhiều trường hợp người dùng nhận được tin nhắn giả mạo các ngân hàng gắn kèm link lừa đảo. Bất chấp các cảnh báo liên tục từ Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và từ các ngân hàng, nhiều khách hàng vẫn sập bẫy kẻ gian.

Theo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - SCB, các đối tượng lừa đảo sử dụng thiết bị phát sóng để chèn tin nhắn giả thương hiệu các ngân hàng, mạo danh gửi tin nhắn SMS lừa đảo về việc tài khoản của khách hàng bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền... và yêu cầu chủ tài khoản bấm vào đường link trong tin nhắn để kiểm tra, hủy hoặc thanh toán dịch vụ.

Tin nhắn lừa đảo được gửi xen lẫn các tin nhắn giao dịch, biến động số dư nên dễ bị gây nhầm tưởng cho khách hàng.

Rủi ro mất tiền từ tin nhắn giả mạo ngân hàng

Rủi ro mất tiền từ tin nhắn giả mạo ngân hàng

Các đường link lừa đảo chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với đường link thật. Đường link dẫn đến website mạo danh có giao diện gần giống với trang chủ tương ứng theo brandname bị mạo danh. Khi chủ tài khoản nhập tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP theo hướng dẫn từ đường link, kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt tài khoản và đánh cắp tiền.

Một số đường link lừa đảo được cung cấp trong tin nhắn giả mạo Ngân hàng Sài Gòn (SCB) như: scb.vn-eg.top, scb.vn-eg.xyz, scb.vn-tr.xyz, scb.vn-tr.xyz, scb.vn-zt.top, scb.vn-tr.top, scb.com.vn-sr.xyz, scb.com.vn-yl.info

Các tin nhắn giả mạo SCB được gửi đến nhiều người dùng, bất chấp khách hàng có hay không sử dụng dịch vụ của SCB.

Trước tình hình này, SCB tiếp tục khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác, chủ động bảo vệ thông tin tài khoản bằng việc tuyệt đối không bấm vào đường link được cung cấp trong tin nhắn, email và không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, OTP, số thẻ cho bất kỳ ai.

Bên cạnh đó, chủ tài khoản cũng cần cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn, email yêu cầu cung cấp thông tin.

Khi nghi ngờ kẻ gian lấy cắp thông tin, chủ tài khoản nhanh chóng nhập sai mật khẩu đăng nhập năm lần liên tiếp trên app SCB S-Connect, SCB Mobile Banking để khóa ứng dụng. Khóa tính năng thanh toán trực tuyến, khóa thẻ tín dụng ngay trên ứng dụng khi nghi ngờ lộ thông tin thẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm