Cảnh giác chiêu giả danh Cục chuyên môn của Bộ Công An để lừa đảo

(PLO)- Các đối tượng tạo ra các trang giả mạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an quảng cáo về các dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) ngày 7-10 cho biết, tuần qua ở nước ta (từ 30-9 – 6-10) xuất hiện các hình thức về lừa đảo trực tuyến đáng chú ý dưới đây mà bạn đọc cần tránh:

Giả mạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an

Theo Cục An toàn thông tin, những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một số trang giả mạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an. Các trang này đăng tải nhiều video và bài viết với nội dung cảnh báo về các phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đặc biệt, các đối tượng còn lồng ghép quảng cáo về các dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với cam kết chỉ thu tiền sau khi nạn nhân đã lấy lại được số tiền đã mất.

Đáng nói, những trang giả mạo này được xác thực tích xanh, tạo dựng uy tín giả nhằm đánh lừa người dân, đặc biệt là những người đã từng bị lừa đảo và đang khao khát lấy lại số tiền của mình.

Bộ Công An
Trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một số trang giả mạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an. Ảnh: Cục An toàn thông tin.

Các đối tượng mạo danh hứa hẹn sẽ hỗ trợ thu hồi tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng, khiến nhiều người lầm tưởng rằng họ có thể tìm thấy giải pháp cho vấn đề của mình thông qua mạng xã hội.

Nhiều nạn nhân vì quá tin tưởng vào các trang này, đã liên hệ để nhờ hỗ trợ, dẫn đến việc bị các đối tượng lừa đảo yêu cầu chuyển tiền để “được hỗ trợ”. Hệ quả là không chỉ số tiền bị lừa trước đó không được lấy lại, mà họ còn tiếp tục mất thêm tiền cho những đối tượng lừa đảo này.

Cảnh giác với chiêu trò bình chọn cuộc thi vẽ tranh

Theo đó, từ tháng 2-2024, đối tượng khai nhận đã tạo lập trang web giả mạo bình chọn cuộc thi vẽ tranh 2024, rồi dùng ứng dụng Messenger gửi đường link có tên miền “weebly.com” kèm theo tin nhắn nhờ mọi người tham gia bình chọn.

Khi người dùng nhấn vào đường link này, nhập tên tài khoản đăng nhập và mật khẩu thì thông tin này sẽ được lưu lại. Từ đó, đối tượng chiếm quyền truy cập tài khoản Facebook, mạo danh chủ tài khoản nhắn tin cho bạn bè, người thân để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng có tên trùng với chủ tài khoản Facebook và chiếm đoạt tiền.

gia-danh-cuc-o-bo-cong-an-lay-lai-tien-bi-lua-dao-de-lua-dao-2.jpeg
Đối tượng khai nhận đã tạo lập trang web giả mạo bình chọn cuộc thi vẽ tranh 2024.

Đối với hình thức lừa đảo trên, các đối tượng thường sẽ lợi dụng vào những mối quan hệ như giả dạng bạn bè, người thân, đối tác để khiến nhiều người không mảy may nghi ngờ mà đăng nhập vào website, bình chọn cuộc thi, đăng nhập số điện thoại, mật khẩu Facebook.

Sau khi ăn cắp tài khoản Facebook xong, các đối tượng nghiên cứu mục tin nhắn messenger, xem cách thức chủ tài khoản thường nhắn tin rồi giả làm chủ tài khoản nhắn tin cho bạn bè, người thân của họ để nhờ bình chọn cuộc thi trực tuyến.

Nếu ai chấp nhận lời yêu cầu tham gia bình chọn, tài khoản của người dùng ngay lập tức sẽ bị đánh cắp, bị các đối tượng này sử dụng để đi lừa đảo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm