Chính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở

(PLO)- Cùng với tăng lương cơ sở sẽ có điều chỉnh một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, các chính sách an sinh xã hội gắn với lương…
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngay trong ngày đầu khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội (QH) khóa XV, vấn đề tăng lương để cải thiện thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức đã được đề cập...

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 1-7-2023

Chiều 20-10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương năm 2023… đã đề cập rõ kế hoạch tăng lương cơ sở cũng như cải cách tiền lương.

Trong 14 vấn đề Chính phủ trình QH xem xét thì Chính phủ đề nghị chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023 nhưng tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Đồng thời tăng chi lương hưu, hỗ trợ thêm cho các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995...

Riêng đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù thì tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương. Để thu hẹp dần khoảng cách tiền lương của cán bộ, công chức các đơn vị này so với các cơ quan nhà nước khác thì các đơn vị đặc thù nói trên được đề nghị giữ nguyên mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

Tiền lương, thu nhập cán bộ, công chức, người lao động còn thấp

Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ tư QH khóa XV, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đề nghị QH, bên cạnh “nhận diện, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân và có giải pháp phát triển kinh tế - xã hội”… thì cũng cần có phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày các vấn đề về tài chính - ngân sách nhà nước, tiền lương, trợ cấp… trước Quốc hội chiều 20-10. Ảnh: ĐP

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày các vấn đề về tài chính - ngân sách nhà nước, tiền lương, trợ cấp… trước Quốc hội chiều 20-10. Ảnh: ĐP

Khi trình bày báo cáo kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra nhận định: Tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp. Do đó, Chính phủ sẽ “hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về lao động, tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1-7-2023”.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh nêu: Có ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với công chức, viên chức còn nhiều hạn chế. Tình trạng viên chức trong ngành y tế thôi việc hoặc bỏ việc làm ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc y tế, khám chữa bệnh khu vực công và gây lo ngại cho dư luận xã hội ngay sau thời gian dài chống dịch COVID-19.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ lưỡng về nguyên nhân công chức, viên chức không chỉ của ngành giáo dục, y tế bỏ việc hoặc thôi việc để làm căn cứ đưa ra giải pháp phù hợp.

Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, khi trình bày báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cũng cho hay: “Cử tri đề nghị sớm tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi với các nghề, lĩnh vực như y tế, giáo dục; tăng lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995”.

Cũng từ kiến nghị của cử tri và nhân dân, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đưa kiến nghị về việc cải cách tiền lương lên hàng đầu. Ông Chiến bày tỏ vui mừng khi “vừa qua cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đối tượng thụ hưởng rất vui mừng, phấn khởi Hội nghị Trung ương 6 đã đồng ý chủ trương và tại kỳ họp này Chính phủ trình, QH sẽ bàn và quyết định điều chỉnh nâng mức lương cơ sở”.

Tăng lương cơ sở, chưa cải cách tiền lương

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong năm 2023 sẽ điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở; điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo phê duyệt; các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Bố trí hợp lý dự phòng, dự trữ quốc gia theo quy định để bảo đảm xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

Khi dự toán tổng chi cân đối NSNN năm 2023 là trên 2,076 triệu tỉ đồng, Chính phủ cũng dự toán chi cải cách tiền lương, lương hưu, điều chỉnh một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở... chiếm khoảng 12.500 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm