Chống tin xấu, độc trên mạng xã hội: Cấp bách!

(PLO)- Các nghiên cứu đều đi đến kết luận về mối liên hệ thuận chiều giữa những hành vi, nội dung lệch lạc và bạo lực trên các phương tiện truyền thông xã hội với các hành vi lệch lạc, bạo lực trong thực tế đời sống xã hội.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Có thể nói việc Bộ TT&TT có động thái thanh tra toàn diện TikTok tại Việt Namvào tháng 5 tới đây để ngăn chặn những nội dung thông tin độc hại, phản cảm, sai sự thật… gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, là hết sức cần thiếtcấp bách.

Trong nghiên cứu xã hội học tội phạm và tội phạm học, các nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình chứng minh mối liên hệ giữa các nội dung, hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, trong đó có các phương tiện truyền thông xã hội, đối với những hành vi lệch lạc, tội phạm trong thực tế.

Phần lớn các nghiên cứu đều đi đến kết luận về mối liên hệ thuận chiều giữa những hành vi, nội dung lệch lạc và bạo lực trên các phương tiện truyền thông xã hội với các hành vi lệch lạc, bạo lực trong thực tế đời sống xã hội.

Nhiều người ủng hộ các phương tiện truyền thông xã hội cho rằng các phương tiện này chỉ phản ảnh hiện thực nên chúng “vô tội”. Thực tế là các hành vi lệch lạc, bạo lực đã tồn tại trước khi có mạng xã hội nhưng chỉ khu biệt ở một nhóm, một khu vực cho đến khi bị truyền thông xã hội “phản ánh” trần trụi, thiếu kiểm soát thì nó sẽ bị phổ biến, đại chúng hóa.

Một nghiên cứu do Curiel (ĐH Oxford, Anh) công bố năm 2020 cho thấy: Cứ 1.000 tweets thì có 15,41 tweets có liên quan đến tội phạm nói chung; 6,5 liên quan đến bạo lực và 4,0 liên quan đến việc giết người. Các nhà nghiên cứu nàycũng đãtiến hành so sánh những nội dung liênquan đến tội phạm, bạo lực trên nền tảng Twitter so với các hành vi lệch lạc, tội phạm cùng loại trong thực tế thì cho thấy có sự khác biệt vô cùng lớn. Cụ thể là tội phạm bạo lực (violent crimes) chỉ chiếm 1,5% tổng số tội phạm trong thực tế thì trên Twitter, nội dung liên quan đến loại tội phạm này chiếm đến 42,2%; tội phạm giết người trong thực tế chỉ chiếm 0,1% trong tổng số tội phạm thì trên Twitter, nội dung liên quan đến loại tội phạm này chiếm đến 28,3%.

Như vậy, sự phản ánh quá mức các hành vi lệch lạc, tội phạm trên các phương tiện truyền thông xã hội là một trong những nguồn gốc dẫn đến các hành vi lệch lạc và tội phạm trong thực tế.

Hệ quả là: Cácnội dung bạo lực, lệch lạc sẽdẫn đến sựbắt chước, nhất là giới trẻ; thường xuyên chứng kiến các hình ảnh bạo lực, lệch lạc sẽ khiến cho người xem bị trơ cảm xúc điều đáng lo ngại nhất là nó chuyển giao kiến thức, kỹ năng lệch lạc và tội phạm cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Cuối cùng, những nội dung phản cảm, lệch lạc, tội phạm trên các phương tiện truyền thông xã hội sẽ khiến cho người xem nghĩ rằng chúng là những hành vi hợp pháp vì được công chiếu cho mọi người xem.

Do đó, việc nhanh chóng thiết lập các cơ chế chế tài đối với những nội dung lệch lạc trên các nền tảng truyền thông xã hội là điều phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm