Ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán Xin Chào và ông Nguyễn Văn Bỉ - chủ 'chòi vịt' vừa được cơ quan pháp luật các cấp minh định không phạm tội. Hai ông đã trải qua những ngày tháng đau khổ như thế nào? Cơ quan công an và UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã làm sai gì với hai ông? Tới đây hai ông sẽ được phục hồi quyền lợi như thế nào...?
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Phước Tĩnh
Bạn đọc có thể chia sẻ những điều này với ông Nguyễn Văn Tấn và ông Nguyễn Văn Bỉ vào 14 giờ chiều nay (26-4) trong cuộc giao lưu trực tuyến do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tại trụ sở 34 Hoàng Việt, phường 4, Tân Bình (www.plo.vn).
Nụ cười hiền của ông Nguyễn Văn Bỉ tại tòa soạn báo Pháp luật TP. HCM Ảnh:Phước Tĩnh.
Cùng giao lưu với ông Tấn và ông Bỉ còn có: Luật sư Nguyễn Duy, Đoàn Luật sư TP.HCM, người nhận bào chữa, hỗ trợ pháp lý cho ông Bỉ và ông Tấn; luật sư Phạm Công Hùng, nguyên Thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin Chào.
(PLO)- 14 giờ chiều nay 26-4, ông Nguyễn Văn Bỉ - chủ "chòi vịt" bị công an Bình Chánh khởi tố và vừa được minh định không phạm tội sẽ chia sẻ với bạn đọc nhiều thông tin liên quan đến vụ án của ông.
Ông Nguyễn Văn Bỉ - chủ 'chòi vịt' vừa được cơ quan pháp luật các cấp minh định không phạm tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở. Ông đã trải qua những ngày tháng đau khổ như thế nào? Cơ quan công an và UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã làm sai gì với ông? Tới đây ông sẽ được phục hồi quyền lợi như thế nào...?
Bạn đọc có thể chia sẻ những điều này với ông Nguyễn Văn Bỉ vào 14 giờ chiều nay (26-4) trong cuộc giao lưu trực tuyến do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tại trụ sở 34 Hoàng Việt, phường 4, Tân Bình (www.plo.vn).Cùng giao lưu với ông Bỉ còn có: Luật sư Nguyễn Duy, Đoàn Luật sư TP.HCM, người nhận bào chữa, hỗ trợ pháp lý cho ông Bỉ và ông Nguyễn Văn Tấn (chủ quán cà phê Xin Chào); Luật sư Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM.Kính mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu ngay từ bây giờ.
- 1. Thời gian: 10:00 26/04/2016
- 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh
Danh sách khách mời
Luật sư Nguyễn Duy, Đoàn Luật sư TP.HCM
Luật sư Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
Ông Nguyễn Văn Bỉ - chủ 'chòi vịt'
Ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán Xin Chào
Tôi chỉ biêt khi tiếp xúc ông Tấn tinh thần của ông vẫn còn rất lo lắng. Còn việc cuộc sống của ông bị xáo trộn như thế nào thì ông Tấn sẽ trả lời cho bạn đọc tốt hơn tôi.
Ông Tấn: Trong thời gian bị truy tố, tinh thần tôi bị xuống cấp, lúc nào cũng nghĩ phải đi tù. Sau khi được giải oan thì tinh thần tôi dần ổn định trở lại.
Việc người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý VPHC thì cũng chính họ có thẩm quyền ban hành quyết định tạm định chỉ thi hành quyết định đó. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ thi hành quyết định không có nghĩa là quyết định xử phạt VPHC đó đã bị hủy bỏ. Và điều đó sẽ phát sinh tình trạng quyết định xử phạt VPHC vẫn có hiệu lực (chưa bị hủy bỏ) lại bị khởi tố điều tra về cùng một hành vi bị xử phạt hành chính là chưa ổn.
Nếu có sự oan sai thì mặc nhiên người gây ra oan sai phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật
Ông Tấn thuộc trường hợp được bồi thường theo Luật Trách nhiệm Bồi thường Nhà nước. Vì vậy ông Tấn có quyền yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng.
Còn nếu cho rằng bản thân ông bị oan sai do Trưởng Công an huyện Bình Chánh có dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự người không phạm tội thì ông Tấn có quyền làm đơn đề nghị CQĐT thuộc VKSND Tối cao vào cuộc để điều tra về hành vi này.
Theo tôi người kinh doanh phải hiểu biết pháp luật là cực kỳ cần thiết. Điều đó, không những giúp cho người kinh doanh không vi phạm pháp luật mà còn tạo một ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng, xã hội.
Báo chí nói chung và báo Pháp Luật TPHCM nói riêng đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện việc tuyên truyền pháp luật đến từng người dân và phát hiện những sai trái để kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khắc phục và thông tin kịp thời cho bạn đọc.
Việc cất cái chòi vịt tôi nghĩ đó là chuyện bình thường. Ngày xưa khi nuôi bò tôi cũng cất chuồng nuôi bò nhưng không có việc gì. Không ngờ việc dựng cái chòi vịt 35m2 của tôi là trở nên một việc nghiêm trọng như vậy.
Vì cũng nghĩ là việc bình thường nên tôi chỉ mua vật liệu về tự cất, sau 1h đồng hồ là xong, chứ tôi không hề hỏi han tư vấn từ ai.
Nhận thức là cả một quá trình, để tìm ra sự thật khách quan của vụ án cũng phải trải qua một quá trình điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của Bộ luật TTHS. Trong quá trình thực thi công vụ, các ý kiến tranh luận khác nhau để tìm ra sự thật khách quan của vụ án là bình thường. Phải có tranh luận như thế thì mới tìm ra được chân lý. Cái kết cục cuối cùng ông Tấn được minh oan cũng chính là nhờ sự tranh luận quyết liệt của những người có thẩm quyền giải quyết vụ án như thế.
Để trả lời ông Tấn cách thức lấy lại số tiền bị xử phạt vi phạm hành chính, thì tôi cho rằng có hai phương án để thực hiện nguyện vọng của ông Tấn.
1. Ông Tấn khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính ra TAND có thẩm quyền để yêu cầu hủy quyết định trên, nếu được tòa án chấp nhận thì ông Tấn được nhận lại số tiền bị phạt.
2. Bản thân Công an huyện Bình Chánh nhận thấy quyết định xử phạt vi phạm hành chánh này có sai sót sẽ ra quyết định hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Tấn, thì ông Tấn sẽ nhận được lại số tiền bị xử phạt.
Đối với ông Tấn VKS Bình Chánh đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ bị can xác định ông Tấn không phạm tội, thì VKS Bình Chánh sẽ là cơ quan xin lỗi và bồi thường cho ông Tấn theo quy định của pháp luật.
Riêng trường hợp của ông Bỉ phải chờ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, định chỉ bị can của cơ quan có thẩm quyền xác định ông Bỉ không phạm tội thì ông Bỉ mới được bồi thường và khi đó mới xác định cơ quan nào phải xin lỗi và chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Bỉ theo quy định của pháp luật.
Tôi chỉ cho vợ và hai người con biết chuyện, riêng mẹ già thì tôi không cho biết. Tôi sợ bà biết bà lo lắng và có chuyện không hay xảy ra.
Riêng vợ và con tôi rất lo lắng và hoang mang.
Tôi nghĩ việc đặt tên quán là bình thường, ý nghĩa của tên quán là nhằm chào quý khách đến với quán của tôi. Ngoài ra tôi không có ý gì khác.
Ông Tấn đang suy nghĩ trả lời một câu hỏi thú vị của bạn đọc. Ảnh: Phước Tĩnh.
Bên cạnh những thành công của cơ quan điều tra, VKS và tòa án đã phá được rất nhiều vụ án gây nguy hại cho xã hội, bảo vệ cuộc sống bình an cho người dân, thì tôi nhận thấy những người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán) phải hết sức tỉnh táo, nhạy cảm cập nhật tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc điều tra truy tố và xét xử; và nâng cao phẩm chất của người đại diện cho các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an nhân dân, viên kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân) để giải quyết vụ án một cách vô tư, khách quan, không thiên về hướng buộc tội ngay từ ban đầu thì sẽ tránh được oan sai. Đặc biệt chú ý không hình sự hóa các vi phạm về hành chính, dân sự. Điều này đã được quy định rất rõ tại Khoản 4 Điều 8 BLHS 1999: "hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm".
Luật sư Phạm Công Hùng tranh luận sôi nổi về một câu hỏi thú vị của bạn đọc.
Khi có quyết định khởi tố và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú tôi tưởng rằng mình bị cấm đi khỏi nhà, nên chỉ dám đi quanh xóm. Tôi lo lắng, mất ăn, mất ngủ, dấu hết mọi chuyện với người thân. Sống khép kín và không dám gặp ai.
Ông Nguyễn Văn Bỉ, chủ chòi vịt chuẩn bị bước vào buổi giao lưu trực tuyến.
Chào anh Thành,
Sau khi mọi việc được giải quyết, tôi chỉ mong muốn được trở lại là một công dân Việt Nam bình thường, được đối xử công bằng và bình thường như những người dân khác.
Sau này khi tôi đến gặp các cơ quan chức năng để làm các thủ tục hồ sơ, tôi mong được các cơ quan chức năng giải quyết nhanh gọn các thủ tục, tiếp đãi người dân chân thành và giúp đỡ người dân hết mình.
Câu hỏi:
Từ khi sự việc xảy ra đến nay cũng khá lâu, tại sao đến thời điểm này sự việc mới được phơi bày ? Trong thời gian vừa qua anh có làm đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền không ? Nếu có thì tại sao anh không được giải quyết như mong muốn ? Cuối cùng anh có yêu cầu gì về phần quyền lợi của mình không ? Và anh có muốn gửi gấm gì đến các cơ quan chức năng tại huyện Bình Chánh không ?
Chào anh Phong!
Như trong những câu trả lời bên dưới, tôi lúc bị khởi kiện không biết là mình bị oan và nghĩ là mình sai thì phải chấp nhận và rất lo sợ mình bị đi tù. Bản thân tôi cũng không dám khiếu nại cũng không biết nhờ ai giúp.
Tôi chỉ mong được trả lại sự trong sạch chứ không đòi hỏi được xin lỗi hay đền bù thiệt hại gì hơn. Tôi cũng mong các cơ quan chức năng tại huyện Bình Chánh làm việc công minh, đừng để xảy ra trường hợp nào làm khổ người dân như trường hợp của tôi.
Cái tôi quan tâm nhiều nhất đối với việc khởi tố điều tra ông Tấn về tội kinh doanh trái phép là việc ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính của trưởng công anh huyện Bình Chánh đối với ông Tấn có quá nhiều điều không phù hợp với pháp luật.
Điều đầu tiên phải kể đến là việc lập biên bản xử lý VPHC lần 2 để xử lý ông Tấn lại dẫn chiếu vào nội dung biên bản lần 1 chứ không phải lập biên bản tại nơi xảy ra vi phạm và mô tả hành vi VPHC của ông Tấn. Việc làm đó là trái với Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý VPHC nên biên bản này không hợp pháp.
Tiếp theo, quyết định xử lý VPHC đối với ông Tấn lại căn cứ vào các biên bản trái pháp luật nêu trên nên quyết định đó cũng không hợp pháp. Rất may mắn cho ông Tấn là vẫn còn thời hiệu để khởi kiện quyết định xử lý VPHC nêu trước trước tòa án. Nếu việc khởi kiện dẫn đến tòa án hủy quyết định xử lý VPHC nêu trên thì dấu hiệu bắt buộc của tội kinh doanh trái phép (là đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm) không còn nữa và điều đó oan sai tất yếu sẽ xảy ra.
Chào anh,
Tôi cũng nghĩ rằng mình khá may mắn, cũng khuyên tất cả những người bị oan hãy tự đấu tranh, tìm đến các cơ quan chức năng, báo đài để được tư vấn và giải oan. Mong sẽ không có những ai bị oan như tôi.
Lúc đó tinh thần tôi còn hoang mang. Lúc đó tôi nghĩ mình sẽ phải đi tù. Nhưng sau khi phóng viên báo đài nói với tôi là có chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ dừng việc hình sự hóa quán cà phê Xin Chào. Tôi rất là vui mừng, xúc động.
Ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán Xin Chào tại tòa soạn báo Pháp luật TP. HCM.
2/ Tại sao ông không nhờ báo chí can thiệp trước khi vụ quán cà phê xin chào có quyết định đình chỉ khởi tố? mà phải đợi đến khi ông Tấn được " minh oan" thì ông mới dám đưa sự việc của ông nhờ báo chí phản ánh?
3/ Thưa các Luật sư, Buổi họp báo về vụ ông Tấn do Thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc công an thành phố, thủ trưởng cơ quan CSĐT thành phố chủ trì, Thiếu tướng Minh có khẳng định với giới truyền thông và nhân dân cả nước theo dõi trực tiếp rằng" khởi tố ông Tấn là có căn cứ nhưng do công an Bình Chánh vội vàng". Đến ngày 24/4/2016 thì Viện trưởng viện KSND Bình Chánh ra quyết định đình chỉ vụ án. Vậy tại sao có sự nhận định khác biệt giữa 2 cơ quan chức năng tố tụng như vậy? Dư luận đặt ra vấn đề rằng công an thành phố có sự bao biện cho công an Bình Chánh mà các trang mạng xã hội người ta gọi là "phủ bênh phủ, huyện bênh huyện".
Chào anh!
Ban đầu, thật ra tôi không biết mình bị oan, tôi cứ nghĩ là mình đã phạm tội nặng và phải chịu. Bản chất trong thâm tâm tôi cũng uất ức, nhưng mà thấy đã bị khởi tố, đã bị cấm đi khỏi nơi cư trú, tôi nghĩ nếu tiếp tục kêu oan, tiếp tục nhờ luật sư hay báo chí giúp đỡ chỉ làm tội tôi nặng thêm và có khi bi bắt bỏ tù nên tôi rất sợ.
Chỉ đến khi vụ án của anh Tấn được minh oan thì tôi mới mạnh dạn nhờ đến báo chí và các luật sư tìm lại công lý cho tôi.
Tôi nghĩ là chưa phù hợp bởi điều 270 BLHS 1999 quy định:" người nào... xây dựng nhà trái phép đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì phạm tội....". Nhưng, khái niệm nhà ở lại được quy định rất rõ tại Khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở có hiệu lực 1-7-2015: "nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình". Việc ông Bỉ xây 1 chòi vịt để phục vụ việc chăn nuôi vịt không thể gọi là nhà ở được do vậy không thể khởi tố và điều tra ông Bỉ về tội danh này.
luật sư Phạm Công Hùng, nguyên Thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM. Ảnh: Phước Tĩnh.
Khi bị cơ quan pháp luật huyện Bình Chánh Khởi tố Vụ án và Khởi tố bị can tại sao các ông không nhờ tư vấn pháp luật hay luật sư bào chữa? ngay lúc đầu, có cản trở gì không?
Ông Tấn: Tôi có nhờ luật sư Nguyễn Duy tham gia bào chữa cho tôi ngay từ giai đoạn điều tra. Trong quá trình nhờ luật sư không có cản trở gì đối với tôi.
Ông Bỉ: Vì không hiểu biết về pháp luật, nên tôi không có nhờ luật sư tham gia bào chữa ngay từ đầu. Nhưng hiện nay, tôi đã nhờ luật sư Nguyễn Duy, luật sư Nguyễn Văn Quynh, luật sư Nguyễn Kiều Hưng tham gia bào chữa cho tôi.
Chào anh,
khi được đình chỉ vụ án, tôi cũng rất mừng và chỉ mong muốn mọi việc sớm giải quyết êm đẹp để tôi trở về nhà sống yên ổn với mẹ già và gia đình.
Nếu xác định việc khởi tố điều tra với ông Bỉ bị oan sai thì sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra đình chỉ bị can đối với ông Bỉ, xác định hành vi của ông Bỉ không cấu thành tội phạm như quyết định khởi tố và việc điều tra thì ông Quý phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc ban hành quyết định khởi tố điều tra ông Bỉ là điều tất nhiên.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ sai phạm mà ông Quý có thể bị xử lý một trong những thức: kỷ luật công vụ hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi sai phạm của ông Quý có dấu hiệu của tội phạm.
Chào anh,
Lúc chính quyền kiểm tra lần đầu, lúc đó tôi có dựng chòi vịt 94m2 với mái lá (không có vách), sau khi làm việc thì ngày mai tôi đã tháo dỡ toàn bộ chòi vịt. Mấy ngày sau UBND huyện Bình Chánh đến lập biên bản với nội dung "Vi phạm hành chính trong xây dựng công trình không phép nhà ở riêng lẻ" và bắt tôi đóng phạt 6.250.000 đồng.
Luật sư Nguyễn Duy, Đoàn Luật sư TP.HCM
Đối với trường hợp của ông Bỉ, hiện nay chưa có quyết định chính thức nào của các cơ quan tiến hành tố tụng, xác định rằng ông Bỉ không phạm tội. Nên việc đặt ra vấn đề phục hồi đầy đủ quyền lợi cho ông Bỉ thì chưa thể trả lời được. Riêng đối với trường hợp của ông Tấn, thì để có cở sở phục hồi đầy đủ quyền lợi của ông Tấn, thì ông Tấn cần phải có đơn yêu cầu gởi đến cơ quan tố tụng (cơ quan CSĐT) để yêu cầu bồi thường (nếu có) và khôi phục danh dự cho ông Tấn.
Chào, chị Hương!
Khi có quyết định xử phạt tôi cũng không làm bất cứ đơn khiếu nại hay phản ứng gì. Vì tôi là người dân, không nắm được luật, cứ nghĩ mình đã lỡ vi phạm thì phải chịu chứ cũng không biết kêu cứu và nhờ vả ai. May sao, khi đọc thông tin trên báo thì tôi thấy hoàn cảnh anh Tấn giống với tôi, vậy là tôi đã liên hệ với luật sư Duy để tìm lại công lý cho tôi.