Chùm ảnh: Du khách thích thú với bảo tàng gốm cổ sông Hương

(PLO)- Từ khi đưa vào hoạt động, Bảo tàng gốm cổ sông Hương thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP Huế) thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan khi mở cửa đi vào hoạt động (17-4). Ảnh: N.D

Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP Huế) thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan khi mở cửa đi vào hoạt động (17-4). Ảnh: N.D

Bảo tàng tọa lạc bên cạnh sông Hương và gần chùa Thiên Mụ, không gian trưng bày gốm cổ của bảo tàng rộng 700m2. Ảnh: N.D

Bảo tàng tọa lạc bên cạnh sông Hương và gần chùa Thiên Mụ, không gian trưng bày gốm cổ của bảo tàng rộng 700m2. Ảnh: N.D

Trong số các “dòng sông cổ vật” nổi tiếng ở Việt Nam, sông Hương là một trường hợp độc đáo và hiếm thấy nhất. Độc đáo bởi lẽ, với số lượng đồ sộ và phong phú, nhiều chủng loại cổ vật của nhiều giai đoạn lịch sử được đưa lên khỏi mặt nước trong nhiều năm qua. Ảnh: N.D

Trong số các “dòng sông cổ vật” nổi tiếng ở Việt Nam, sông Hương là một trường hợp độc đáo và hiếm thấy nhất. Độc đáo bởi lẽ, với số lượng đồ sộ và phong phú, nhiều chủng loại cổ vật của nhiều giai đoạn lịch sử được đưa lên khỏi mặt nước trong nhiều năm qua. Ảnh: N.D

Các hiện vật gốm trong Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương có nhiều loại hình phong phú nhưng nhiều nhất là các vật dụng dùng trong đời sống hằng ngày như lu, hũ, bình, chén, bát bồng, bình vôi làm bằng các chất liệu khác nhau như đất nung, sành, gốm men... Ảnh: N.D

Các hiện vật gốm trong Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương có nhiều loại hình phong phú nhưng nhiều nhất là các vật dụng dùng trong đời sống hằng ngày như lu, hũ, bình, chén, bát bồng, bình vôi làm bằng các chất liệu khác nhau như đất nung, sành, gốm men... Ảnh: N.D

Niên đại của các hiện vật trong bảo tàng kéo dài từ thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ 20, trong đó các hiện vật gốm, sành thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) chiếm số lượng nhiều nhất, là sản phẩm của các làng nghề gốm cổ truyền Phước Tích và Mỹ Xuyên. Ảnh: N.D

Niên đại của các hiện vật trong bảo tàng kéo dài từ thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ 20, trong đó các hiện vật gốm, sành thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) chiếm số lượng nhiều nhất, là sản phẩm của các làng nghề gốm cổ truyền Phước Tích và Mỹ Xuyên. Ảnh: N.D

Đây là bảo tàng ngoài công lập thứ ba ở Thừa Thiên Huế và thứ 55 ở Việt Nam. Ảnh: N.D

Đây là bảo tàng ngoài công lập thứ ba ở Thừa Thiên Huế và thứ 55 ở Việt Nam. Ảnh: N.D

Trong lần ra mắt đầu tiên của Bảo tàng, không gian chính sẽ là nơi trưng bày 108 hiện vật gốm tiêu biểu từ thời tiền Sa Huỳnh – Sa Huỳnh (cách ngày nay 3.000 năm – 2500 năm), thời Chăm pa (thiên niên kỷ 1 đầu công nguyên), thời Lý - Trần đến thời Nguyễn (thế kỷ 19 – 20). Ảnh: N.D

Trong lần ra mắt đầu tiên của Bảo tàng, không gian chính sẽ là nơi trưng bày 108 hiện vật gốm tiêu biểu từ thời tiền Sa Huỳnh – Sa Huỳnh (cách ngày nay 3.000 năm – 2500 năm), thời Chăm pa (thiên niên kỷ 1 đầu công nguyên), thời Lý - Trần đến thời Nguyễn (thế kỷ 19 – 20). Ảnh: N.D

Bảo tàng gốm cổ sông Hương là thành quả của cố họa sĩ Thái Nguyên Bá và em gái là Tiến sĩ Thái Kim Lan sau gần 40 năm sưu tầm và cất giữ các cổ vật. Ảnh: N.D

Bảo tàng gốm cổ sông Hương là thành quả của cố họa sĩ Thái Nguyên Bá và em gái là Tiến sĩ Thái Kim Lan sau gần 40 năm sưu tầm và cất giữ các cổ vật. Ảnh: N.D

Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Anh Thư – cố vấn chuyên môn của Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương – cho biết: Ở Việt Nam, các hiện vật gốm được phát hiện ở các dòng sông rất nhiều nhưng sau đó chúng bị phân tán đi khắp nơi và chưa có ai lập thành bảo tàng chuyên đề về gốm từ một vài dòng sông như ở đây. Ảnh: N.D

Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Anh Thư – cố vấn chuyên môn của Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương – cho biết: Ở Việt Nam, các hiện vật gốm được phát hiện ở các dòng sông rất nhiều nhưng sau đó chúng bị phân tán đi khắp nơi và chưa có ai lập thành bảo tàng chuyên đề về gốm từ một vài dòng sông như ở đây. Ảnh: N.D

"Người ta thường chỉ biết nhiều đến Huế giai đoạn từ sau thế kỷ 14 và nhất là triều Nguyễn nhưng lịch sử vùng đất Huế còn dài và xa hơn thế. Những hiện vật gốm cổ trong bảo tàng này sẽ giúp nhiều nhà nghiên cứu hiểu hơn về đời sống của người dân bản địa sống trong chiều dài hàng nghìn năm lịch sử” - TS. Nguyễn Anh Thư nói. Ảnh: N.D

"Người ta thường chỉ biết nhiều đến Huế giai đoạn từ sau thế kỷ 14 và nhất là triều Nguyễn nhưng lịch sử vùng đất Huế còn dài và xa hơn thế. Những hiện vật gốm cổ trong bảo tàng này sẽ giúp nhiều nhà nghiên cứu hiểu hơn về đời sống của người dân bản địa sống trong chiều dài hàng nghìn năm lịch sử” - TS. Nguyễn Anh Thư nói. Ảnh: N.D

Du khách tham quan cổ vật sông Hương. Ảnh: N.D

Du khách tham quan cổ vật sông Hương. Ảnh: N.D

TS.Thái Kim Lan chia sẻ: “Lan Viên Cố Tích là nơi tôi đã trải qua một tuổi thơ đầy kỷ niệm cùng với bà tôi và những người thân yêu khác trong dòng tộc. Sau mấy mươi năm sống ở trời Tây, tôi trở về sống trong không gian này và thấy mình vẫn gắn bó và hạnh phúc với nơi đây như chưa bao giờ xa cách. Tôi mong muốn những hiện vật gốm được vớt từ sông Hương mà tôi cùng anh trai mình cũng như người bạn – nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan, đã sưu tầm sẽ ở lại trong khu vườn này, bên cạnh sông Hương, để tiếp tục sứ mệnh kể câu chuyện trường thiên mà chúng đang cất giữ cho đời nay và đời sau.” Ảnh: N.D

TS.Thái Kim Lan chia sẻ: “Lan Viên Cố Tích là nơi tôi đã trải qua một tuổi thơ đầy kỷ niệm cùng với bà tôi và những người thân yêu khác trong dòng tộc. Sau mấy mươi năm sống ở trời Tây, tôi trở về sống trong không gian này và thấy mình vẫn gắn bó và hạnh phúc với nơi đây như chưa bao giờ xa cách. Tôi mong muốn những hiện vật gốm được vớt từ sông Hương mà tôi cùng anh trai mình cũng như người bạn – nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan, đã sưu tầm sẽ ở lại trong khu vườn này, bên cạnh sông Hương, để tiếp tục sứ mệnh kể câu chuyện trường thiên mà chúng đang cất giữ cho đời nay và đời sau.” Ảnh: N.D

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm