Thỉnh thoảng cô còn nghĩ mình là loài khỉ do bị ảnh hưởng bởi ảo giác và ám ảnh.
Cuối cùng, cô được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh viêm não thụ thể kháng NMDA (anti-NMDA receptor encephalitis) với tỉ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 1/75.000 người. Bệnh này khiến nạn nhân có các ảo giác và ám ảnh.
Khi bệnh được chẩn đoán, bác sĩ đã cảnh báo rằng cô có thể hôn mê sâu do các tổn thương ở não. Nếu để trường hợp này xảy ra, cô có thể cận kề với cái chết.
Cô chia sẻ: “Tôi thường trở nên cáu gắt, công kích và thô lỗ với mọi người. Tôi thậm chí giận dữ với người ngoài. Tôi bắt đầu hành động và phát ra âm thanh như loài khỉ. Khi ấy, tôi tự cho rằng mình cần phải đến sở thú”.
“Ngày tiếp theo, tôi lại nghĩ mình là loài khủng long T-rex. Tôi bắt đầu ngồi bện tóc và nghĩ rằng đó là đuôi của loài khủng long. Thỉnh thoảng tôi tô màu trong sách một cách điên loạn. Tay tôi cứ vẽ liên tục cho đến khi nó phồng rộp lên”.
Tại Swansea, một bác sĩ đã nhận ra cô có biểu hiện các triệu chứng điển hình của một căn bệnh hiếm gặp. Rất may vị bác sĩ này đã điều trị thành công cho một bệnh nhân tương tự với chứng bệnh viêm màng não. Tại Swansea, Evans được chụp để kiểm tra các khối u phát triển và các viêm nhiễm ở vùng não và sau đó cô được điều trị chuyên khoa. Các bác sĩ đã dẫn truyền steroid 12 tiếng liên tục trong khoảng thời gian năm ngày nhằm giết chết các bạch cầu tấn công não của cô.
Giai đoạn điều trị thứ hai bao gồm dẫn truyền plasma giàu kháng sinh từ sáu đến tám tiếng trong khoảng thời gian năm ngày. Giai đoạn cuối cùng, các bác sĩ đã cho Evans uống Rituximab, một loại thuốc làm giảm khả năng tấn công não của tế bào B. Tuy nhiên, loại thuốc này khiến cô đau đầu dữ dội.
Việc điều trị đã để lại một số tác dụng phụ lâu dài cho Evans như hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, trí nhớ giảm sút, cử động khó khăn…