Chuyên gia Anh: Cần xử nghiêm vi phạm sở hữu trí tuệ

. Ông có thể kể chi tiết một vài dự án hợp tác về sở hữu trí tuệ (Intellectual Property: IP) giữa Anh quốc và Việt Nam?

+ Chúng tôi đã bắt đầu thực hiện các dự án liên quan đến IP với Việt Nam từ năm 2013. Dự án đầu tiên do Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp cùng với Cục quản lý thị trường – Bộ Công Thương. Dự án này tập trung phát triển nội dung chương trình đào tạo để hỗ trợ đào tạo việc thực thi trong lĩnh vực IP.

Trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã làm việc sâu sát với Cục Quản lý thị trường, Cục Sở hữu trí tuệ và Cảnh sát kinh tế Việt Nam, để tổ chức đào tạo về thực thi IP. Ngoài ra, chúng tôi còn có những hoạt động khác để giúp  nhân lực trong lĩnh vực IP thấu hiểu được tầm quan trọng của IP.

Bên cạnh lĩnh vực đào tạo thực thi IP, chúng tôi cũng đã tham gia nhiều dự án hợp tác khác, liên quan đến bản quyền, thương hiệu, thiết kế và định giá các sản phẩm trí tuệ, … với Cục Bản quyền tác giả và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

. Hiện nay, không nhiều người Việt Nam hiểu về IP, hay ít nhất là có ý niệm về vấn đề này. Xin ông cho biết quan điểm của ông về vấn đề này, đồng thời có thể đưa ra một vài gợi ý?

+ Như đã nói, những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt cũng chính là những thách thức đối với Anh quốc.

Giáo dục về nhận thức cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực này. Con người, trong cuộc đời của mình, chắc chắn sẽ trải nghiệm với các hoạt động liên quan đến IP, như việc sử dụng hay tạo ra các sản phẩm mang tính trí tuệ, … Cho nên hiểu biết trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Chắc chắn không phải ai cũng là chuyên gia hay được đào tạo để trở thành luật sư chuyên về IP, song vẫn nên hiểu về tính hữu ích của nó.

Tôi không thể đưa ra lời khuyên nào hoàn hảo, do những khác biệt về văn hóa. Tuy nhiên, như ở Anh, chúng tôi đã rất nỗ lực phổ biến cho mọi người dân, ngay từ khi còn nhỏ, thông qua các công cụ trực tuyến như phim hoạt hình cho trẻ em. Chúng tôi cũng xây dựng những chương trình phức tạp hơn tác động vào nhận thức theo quá trình phát triển của thế hệ trẻ.

Chiến lược cốt lõi ở đây là không hề có bất cứ giải pháp riêng lẻ và đơn giản nào. Các bạn cần tiếp tục thực hiện những gì đang làm, để có thêm nhiều doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về IP. Đồng thời kiên trì làm việc với cả doanh nghiệp lẫn người dân.

Tòa án có thể ban hành lệnh cấm một số hành vi liên quan đến vi phạm IP với các doanh nghiệp kỹ thuật , có thể được xem là một trong các phương án tiếp cận căn bản.

. Ý kiến của ông như thế nào về hệ thống (quản lý, hành chính, chính sách) của Việt Nam đối với vấn đề IP?

+ Tôi nghĩ rằng hệ thống quản lý liên quan tới IP của Việt Nam rõ ràng và có đủ chức năng mặc dù còn một số lĩnh vực chúng tôi có thể hỗ trợ để giúp hệ thống làm việc tốt nhất cho người sử dụng.

Tôi nghĩ cần có những cơ chế hữu ích giúp đảm bảo việc thực thi IP. Hệ thống này để nhận biết về những hành vi vi phạm nói chung, đặc biệt là tội phạm kinh tế, mặc dù hiện tại không có hệ thống tòa án chuyên trách về IP.

Hoạt động của hệ thống tòa án cần phản ánh được tầm quan trọng trong lĩnh vực này. Cách tiếp cận tư pháp trong việc quản lý, kiểm soát và xử lý các tội danh liên quan đến IP đặc biệt quan trọng. Chẳng hạn, tòa án có thể ban hành lệnh cấm một số hành vi liên quan đến vi phạm IP với các doanh nghiệp kỹ thuật – theo tôi, có thể được xem là một trong các phương án tiếp cận căn bản.

Tôi không phải là một chuyên gia về hệ thống của Việt Nam để có thể đưa ra những lời khuyên cụ thể. Tuy nhiên, việc xem xét có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với một số hành vi vi phạm IP cụ thể, có thể là một cách giúp việc thực thi quyền IP.

Dù các chế tài là gì, bạn cũng cần đánh giá được hoạt động và sự phối hợp giữa tòa án với các cơ quan hay ủy ban có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Việc này nhằm đảm bảo xây dựng được một hệ thống bền chặt, gắn kết.

Xin cảm ơn ông

Cần có một cơ quan điều phối chuyên về IP

Theo tôi nghĩ, cần có một cơ quan điều phối chuyên về IP. Như ở Anh có tới gần 17 tổ chức - đóng vai trò đáng kể trong việc thực thi IP và chúng tôi liên kết với nhau thành ‘Nhóm chống tội phạm về IP’ để có thể điều phối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan.

Tôi chắc chắn rằng Việt Nam cũng có thể làm như vậy với cách tiếp cận tương tự. Hoạt động điều phối hiệu quả sẽ giúp mọi người hiểu được những gì phù hợp mà họ cần làm và tại sao lại cần phải làm việc cùng nhau để tránh các công việc trùng lặp, chồng chéo.

Ông Adam Williams, Vụ trưởng về Chính sách hợp tác quốc tế của Văn phòng Sở hữu trí tuệ Vương quốc của Anh

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm