Đà Nẵng: Dân Nam Ô vây công trình đòi lại bãi biển

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Sáng 21-3, gần trăm người dân sống ở khu vực Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) tiếp tục tập trung bao vây công trình của Tập đoàn Trung Thủy tại lối lên xuống biển thuộc tổ 1.

Những ngày trước, nhiều người cũng đã tập trung phản đối, lực lượng cảnh sát quận Liên Chiểu phải cử lực lượng đến để đảm bảo trật tự.

Khu vực bãi cỏ rong rất đẹp ở biển Nam Ô bị chặn lối xuống. Ảnh: HẢI HIẾU

Lối đi này bị chủ đầu tư Lancaster Nam Ô (thuộc Tập đoàn Trung Thủy) rào lại, không cho người dân, du khách vào. Khu vực người dân phản đối là lối đi bên cạnh Đồn biên phòng Hải Vân (cũ).

Theo người dân, trước đây họ xuống biển, ghềnh đá Nam Ô bằng lối này để tắm biển, chụp ảnh. Khu vực rào chắn cũng có một sân bóng đá chung cho hàng trăm thanh niên khu vực. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này bị Tập đoàn Trung Thủy rào lại, không cho dân vào sinh hoạt và vui chơi.

Anh Lê Tấn Trình (31 tuổi) cho biết trước đây thanh niên trong làng tập trung ở đây để đá bóng. Hằng ngày anh cùng mọi người đến khu vực để tắm biển, chơi thể thao.

Người dân vẫn tiếp tục vây công trình đòi lối xuống biển. Ảnh: HẢI HIẾU

“Bây giờ họ rào, chúng tôi muốn đá bóng cũng không có sân chơi. Và có một lối xuống duy nhất để xuống ghềnh đá Nam Ô mà họ cũng rào. Ai cũng biết ghềnh đá này có rêu bao phủ, tạo nên một màu xanh rất đẹp. Giờ họ rào rồi, không lẽ bây giờ người dân muốn xuống ghềnh đá phải bơi thúng vòng ra biển rồi lên” - anh Trình bức xúc.

Theo ghi nhận, khoảng nửa năm nay, sau khi đã hoàn thiện phần giải phóng mặt bằng với diện tích hơn 36 ha để triển khai xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp Nam Ô. Chủ đầu tư dự án đã lập hàng rào bằng tôn dọc theo bờ biển kéo dài hàng cây số, từ cuối đường Nguyễn Tất Thành đến cầu đường sắt Nam Ô.

Một số đoạn, chủ đầu tư mở ra một lối lên xuống biển chừng 1 m cho dân chài đi xuống biển để ra phương tiện hành nghề. Còn khu vực xuống ghềnh đá Nam Ô thì không có lối đi. Tại đây có một chốt bảo vệ canh giữ ngay Đồn biên phòng Hải Vân (cũ) và dựng lên biển cấm.

Người dân bức xúc vì không được xuống biển, dù bãi biển là nơi công cộng. Ảnh: HẢI HIẾU

Ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết dự án khu nghỉ dưỡng Nam Ô của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy đã được phê duyệt năm 2011.

Đến năm 2017, công tác giải phóng mặt bằng hoàn tất vào bàn giao cho chủ đầu tư để thi công. Hiện doanh nghiệp này vẫn đang hoàn tiện các thủ tục bổ sung để có thể triển khai xây dựng dự án.

“Việc doanh nghiệp rào để chặn lối đi nhằm không cho người dân, du khách ra biển như phản ánh là không hợp lý. Chúng tôi đã yêu cầu những đơn vị liên quan cử người xuống để giải thích, mở lại lối đi dẫn ra biển như trước đây cho người dân” - ông Hưng khẳng định.

Ông Hưng lý giải thêm, việc doanh nghiệp ngăn không cho người dân, du khách lẫn người lạ vào khu vực này vì lúc trước nhiều người đây chụp ảnh, đốt lửa cắm trại qua đêm gần diện tích rừng phòng hộ nên rất dễ xảy ra cháy rừng.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

Bản tin trưa: Chạy đua cứu hộ nạn nhân động đất Myanmar; Bắt tài xế xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc

(PLO)- Động đất Myanmar: Chạy đua cứu người khi 'cánh cửa vàng' khép lại; Việt Nam cùng quốc tế chung tay hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất; Tạm giữ tài xế vụ xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc; Cặp đôi nhiều lần trộm tiêu của người dân đang phơi đem bán; Bắt tài xế dùng gậy bóng chày đánh người chở bé gái đi học ở Bình Dương.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

(PLO)- Các chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.