Ngày 27-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ, đã đến kiểm tra kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bình Dương, vào thời điểm mỗi ngày Bình Dương có số ca nhiễm tăng cao (khoảng hơn 4.000 ca/ngày) và đã có tổng số hơn 86.000 ca nhiễm.
Trong chuyến thị sát, Thủ tướng đã đi đến những kiểm tra bệnh viện, khu cách ly, điều trị F0, khu nhà trọ công nhân tại TP Thuận An. Đây là địa phương có số ca nhiễm tăng cao, đang là “vùng đỏ”. Đây cũng là địa phương có số dân rất đông, hiện tại đang có 4 phường bị "khóa chặt" vì “đậm đặc F0”.
Trong chuyến thị sát tại 6 địa điểm ở Bình Dương, đáng chú ý nhất là khi Thủ tướng đến thăm một khu nhà trọ cho công nhân.
Tại đây, Thủ tướng đề nghị người dân gọi vào các số đường dây nóng do địa phương cung cấp để yêu cầu hỗ trợ y tế. Người dân đã gọi vào đường dây nóng, nhưng đến lần thứ 4 mới có người bắt máy.
Tiếp đó, Thủ tướng cũng đề nghị người dân gọi điện tới số điện thoại khẩn cấp của phường hỗ trợ về thực phẩm. Tuy nhiên, số điện thoại này tắt máy. Sau nhiều lần gọi, tổng đài viên trả lời, nhưng câu trả lời với người dân là "khi nào cần thì gọi".
Ngay tại đây, Thủ tướng đã chỉ đạo cho chính quyền địa phương phải chấn chỉnh ngay, không để tình trạng này tái diễn. Thủ tướng yêu cầu phải có người trực 24/24 để tiếp nhận các cuộc gọi phản ánh của người dân. Để người dân gọi nhiều lần không bắt máy và để máy bận là chưa đáp ứng tốt nhu cầu cấp thiết của người dân.
Thủ tướng kiểm tra công tác điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến hồi sức Becamex (TP Thuận An).
Thủ tướng đã đến thăm hỏi, động viên đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến hồi sức Becamex (TP Thuận An).
Thủ tướng hỏi thăm, động viên qua bộ đàm với y bác sĩ và bênh nhân đang điều trị trong bệnh viện.
Bệnh viện dã chiến hồi sức Becamex (TP Thuận An), đang điều trị cho 270 bệnh nhân nặng.
Thủ tướng vẫy tay động viên các nhân viên yế tại bệnh viện.
Những nhân viên y tế vui mừng và cám ơn Thủ tướng đã đến tận nơi thăm hỏi động viên.
Thủ tướng thăm hỏi, động viên các nhân viên y tế tại các khu cách ly, điều trị F0 tại TP Thuận An.
Thủ tướng vẫy tay động viên những F0 đang điều trị tại các khu cách lu, điều trị trên địa bàn TP Thuận An.
Thủ tướng đến chợ Đông Phú (phường Thuận Giao, TP Thuận An) kiểm tra công tác hỗ trợ lương thực cho người dân. Đây là nơi tập kết lương thực, thực phẩm để đóng gói làm túi quà an sinh.
Thủ tướng đến thăm công ty TNHH SaiGon Stec (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một). Hiện tại, công ty này đang sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ với 2.000 giường cho công nhân nghỉ ngơi và sản xuất tại chỗ. Tại đây, Thủ tướng đi kiểm tra mô hình sản suất theo mô hình "3 tại chỗ" và động viên những công nhân đang làm việc. Thủ tướng hi vong lãnh đạo công ty và các công nhân khắc phục khó khăn để duy trì sản xuất phát triển kinh tế
Bình Dương sẽ có khoảng 150.000 ca nhiễm, xin chính phủ hỗ trợ tiền, thiết bị và nhân viên y tế Tính đến hết ngày 26-8, Bình Dương ghi nhận 86.050 ca nhiễm COVID-19. Trong đó, đã có 19.091 người khỏi bệnh, 716 bệnh nhân tử vong. Toàn tỉnh có 36.920 người đang các ly tập trung (17.927 F0 khẳng định, 18.993 F0 nghi nhiễm) và 9.715 đang cách ly y tế tại nhà. Toàn tỉnh có 24 khu điều trị, với gần 19.000 giường.
Do tình hình dịch vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là 3 địa phương “vùng đỏ” TP Thuận An, TP Dĩ An và thị xã Tân Uyên (nơi có 15 phường bị khóa chặt), nên chính quyền tỉnh Bình Dương dự báo trong thời gian tới toàn tỉnh sẽ có đến 150.000 ca nhiễm. Khi còn số ca nhiễm tăng cao, thì nhu cầu kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch tăng nhanh và vượt quá khả năng cân đối của Bình Dương. Dự kiến Bình Dương sẽ thiếu khoảng gần 8.000 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19. Ngoài ra, trong thời gian tới nhiều đoàn y bác sĩ của các tỉnh hỗ trợ Bình Dương sẽ hết thời gian hỗ trợ. Bình Dương hiện đang thiếu nhân lực sẽ tiếp tục thiếu nghiêm trọng. Đặc biệt, là thiếu nhân viên y tế cho 100 trạm y tế lưu động và các trang thiếu bị, thuốc men cho công tác chống dịch. Bình Dương đề nghị Chính phủ chi viện thêm đội ngũ y bác sĩ cho Bình Dương chống dịch và thuốc để điều trị bệnh nhân COVID-19. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng đề nghị Bộ Quốc phòng, hỗ trợ cho 50 bác sĩ hồi sức cấp cứu, 50 bác sĩ chuyên khoa, 100 điều dưỡng, hồi sức cấp cứu có kinh nghiệm, 100 điều dưỡng, kỹ thuật viên, máy thở xâm lấn 10 cái, máy thở không xâm lấn 20 cái, 2 hệ thống oxy dòng cao HFNO, máy X-Quang di động 4 cái, 100 máy đo SPO2 cầm tay. Đặc biệt, để chống tác chống dịch có hiệu quả, thì việc tiêm vaccine cũng phải tiếp tục được triển khai để tạo miễn dịch cộng đồng. Bình Dương đề nghị Chính phủ tiếp tục phân bổ vaccine cho tỉnh để tiêm cho 2 triệu người thuộc “vùng đỏ”. |