Dương Chí Dũng (trước) và Mai Văn Phúc (phía sau) - Ảnh: Tâm Lụa
Trước đó, Dương Chí Dũng (Nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải VN, Nguyên Cục trưởng Cục hàng hải, Bộ Giao thông vận tải): đã bị VKS đề nghị tử hình về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines, nguyên phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT): cũng đã bị VKS đề nghị tử hình về hai tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Hội đồng xét xử, từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, Vinalines đã tổ chức khảo sát và cho ký hợp đồng thanh toán tiền nhập khẩu ụ nổi 83M - một hạng mục của dự án nhà máy sửa chữa tàu thủy phía Nam với Công ty AP (Singapore).
Quá trình khảo sát thực tế, mặc dù biết ụ nổi 83M (sản xuất từ năm 1965) đã bị hư hỏng nặng, không có khả năng hoạt động và đã bị Đăng kiểm Nga ngừng cấp giấy phép đăng kiểm từ năm 2006 nhưng Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chỉ đạo cấp dưới phải “lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua được ụ nổi 83M”.
Việc các bị cáo cố tình mua ụ nổi hư hỏng trên làm trên đã trái nguyên tắc, trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho hơn 366 tỉ đồng.
Cũng chính nhờ phi vụ mua ụ nổi hư hỏng trót lọt với giá khủng trên mà trong khi nhà nước thiệt hại nặng nề, công ty AP đã chuyển ngược về VN cho các bị cáo 1,666 triệu USD gọi là tiền “lại quả”.
Số tiền này Dương Chí Dũng và các đồng phạm đã chia nhau bỏ túi. Cụ thể, Dương Chí Dũng hưởng 10 tỉ đồng, Mai Văn Phúc 10 tỉ đồng, Trần Hải Sơn 8 tỉ đồng và Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng.
Tuy không có căn cứ xác định nhóm bị cáo Mai Văn Khang, Bùi Thị Bích Loan và đăng kiểm viên Lê Văn Dương cùng các cán bộ hải quan hưởng lợi từ việc mua ụ nổi hư hỏng trên trên các bị cáo cũng có nhiều sai sót trong quá trình ký, xét hồ sơ nhập khẩu, thông quan ụ nổi.
Tiếp tục cập nhật
Theo TÂM LỤA (TTO)