Góp ý sửa Luật Đất đai:

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất khi có biến động giá từ 20% trở lên

(PLO)- Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, đề xuất áp dụng quy định điều chỉnh bảng giá đất khi có biến động từ 20% trở lên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 22-2, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ) Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Phát biểu tại hội nghị, bà Phan Kiều Thanh Hương (Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM, cho biết cơ quan này tổ chức ba buổi lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi với các thành phần tham gia khác nhau với nội dung khác nhau.

Hội nghị do bà Phan Kiều Thanh Hương (Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM) và ông Trần Trung Tính (Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân tộc – Tôn giáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) chủ trì. Ảnh: YC

Hội nghị do bà Phan Kiều Thanh Hương (Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM) và ông Trần Trung Tính (Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân tộc – Tôn giáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) chủ trì. Ảnh: YC

Tại hội nghị hôm nay, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên UBMTTQ Việt Nam TP, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP) cho rằng Điều 153 dự thảo quy định việc định giá đất phải bảo đảm 5 nguyên tắc. Tuy nhiên, cần phải xem xét các nguyên tắc trên đã phù hợp với thị trường bất động sản và thực tế đời sống hay chưa, bởi việc định giá đất cần phải đảm bảo tạo điều kiện cho người dân tiếp cận đất đai trong thời gian tới, từ đó giảm thiểu được tình trạng lệch pha cung cầu mà thị trường đang gặp phải.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: YC

Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: YC

Về bảng giá đất, theo LS Hậu, dự thảo quy định bảng giá đất được xây dựng định kỳ hằng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 1 tháng 1 của năm, đảm bảo phù hợp với nguyên tắc thị trường, tránh trường hợp giá đất không phản ánh được giá thị trường, gây thất thu cho ngân sách nhà nước, dẫn đến khiếu kiện khi nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, ông Hậu đề nghị ban hành bảng giá đất định kỳ 5 năm, 3 năm hoặc 2 năm một lần. Đồng thời, do thị trường tại vùng nông thôn và thành thị có sự khác biệt, đề xuất áp dụng quy định điều chỉnh bảng giá đất khi có biến động từ 20% trở lên.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, theo LS Hậu Điều 225 dự thảo quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo hướng chuyển toàn bộ sang cho TAND giải quyết. UBND các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho tòa án giải quyết.

Về vấn đề này, LS Hậu đồng ý với quy định tại dự thảo luật. Bởi lẽ, về mặt nguyên lý, cần có sự phân công và kiểm soát giữa ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, với chức năng vốn có là xét xử, việc giao toàn quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho tòa án là phù hợp và đúng đắn....

Một đại biểu khác tại hội nghị thì cho rằng nên giữ lại việc hòa giải ở ủy ban xã. Theo vị này chỉ cần chủ tịch xã, các cán bộ xã “ngay thẳng” và “công bằng” là sẽ giải quyết được ngay mà không cần ra tòa rất phức tạp và tốn nhiều thời gian công sức...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm