1. Nguy cơ bệnh tim mạch
Phụ nữ trung niên thường bị đổ mồ hôi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Phụ nữ nặng cân, cao huyết áp, bị tiểu đường cũng có nguy cơ tương tự.
2. Bị viêm nhiễm
Nếu cơ thể đang chống chọi với một căn bệnh hoặc nhiễm trùng, bạn có thể bị đổ mồ hôi đêm. Triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần, cho đến khi bệnh lui.
3. Đột biến gen
Đổ mồ hôi, nóng cơ thể có liên hệ với nguy cơ đột biến một biến thể gen đặc biệt ở phụ nữ. Biến thể gen này liên hệ với một phần trong não phụ nữ kiểm soát các loại nội tiết tố và có thể ảnh hưởng tới sinh sản, dậy thì.
4. Rối loạn tuyến giáp
Đổ mồ hôi đêm thường là triệu chứng phổ biến của tuyến giáp hoạt động quá mức, hay còn gọi là rối loạn giáp. Những căn bệnh liên quan đến hormone như suy tuyến thượng thận cũng có thể gây đổ mồ hôi đêm.
5. Dùng thuốc
Đổ mồ hôi đêm cũng là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc trị trầm cảm. Vài liệu pháp hormone, đặc biệt liệu pháp chữa ung thư, cũng gây đổ mồ hôi đêm. Thuốc tiểu đường cũng gây mồ hôi đêm nếu đường huyết người uống giảm quá thấp.
6. Hệ miễn dịch hư hại
Các căn bệnh tự miễn là tình trạng xảy ra khi hễ miễn dịch nhận nhầm những thứ bình thường thành những thứ gây nguy hại cho cơ thể. Rất nhiều bệnh dạng này có biểu hiện đổ mồ hôi đêm, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, lupus…
7. Nguy cơ ung thư
Vài loại bệnh ung thư có thể gây đổ mồ hôi đêm như viêm hạch bạch huyết. Nếu đi kèm với các triệu chứng như giảm cân, mệt mỏi, hạch sưng, bạn nên đi khám bác sĩ sớm.