Doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thi hành đúng bản án hành chính

(PLO)- Công ty T. cho rằng UBND tỉnh Khánh Hòa có thể vi phạm hành vi chấp hành không đúng bản án khi không thực hiện việc cấp giấy chứng nhận để thực hiện dự án..
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 7-8, đại diện Công ty T. (nguyên đơn thắng kiện trong vụ kiện Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa) cho biết đã có kiến nghị gửi UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị thực hiện đúng bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng.

Trước đó, vào năm 2018, sau khi được UBND tỉnh cho thuê đất trồng rừng nhưng không được giao đất đúng thời hạn, công ty T đã khởi kiện ra tòa. Xử phúc thẩm ngày 11-3-2022, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng tuyên buộc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa giải quyết hồ sơ giao đất của Công ty T.

Tuy nhiên đến nay bản án vẫn chưa được thi hành.

"Bình mới rượu cũ"?

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, Công ty T. nêu văn bản 7415 của UBND tỉnh Khánh Hòa căn cứ vào tờ trình 337 ngày 18-7 của Sở TN&MT về trường hợp bảy hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước thời điểm UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định giao đất cho Công ty T. thực hiện dự án.

Khu vực UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định giao cho doanh nghiệp từ 5 năm trước. Ảnh: T.N

Khu vực UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định giao cho doanh nghiệp từ 5 năm trước. Ảnh: T.N

Từ đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng việc ban hành quyết định giao đất trên là không phù hợp quy định của Luật Đất đai. Tỉnh chỉ sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận cho công ty sau khi doanh nghiệp hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các hộ trên.

Đồng thời, tỉnh giao các sở ngành xác minh lại nguồn gốc đất của các hộ dân theo thông báo 586 ngày 22-12-2022 và đề xuất quan điểm giải quyết đối với bảy hộ dân trên.

Thực hiện thông báo 586, Sở TN&MT đã đề nghị UBND xã Phước Đồng làm rõ nguồn gốc sử dụng đất của các hộ dân trên.

UBND xã Phước Đồng cũng đã có báo cáo các trường hợp trên là do tự lấn chiếm đất rừng để làm lò đốt than và sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2008 thì bỏ hoang nhưng đến năm 2019 thì tiếp tục sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Các hộ dân này không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất.

Theo công ty, “UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu xem xét lại nguồn gốc đất của các hộ dân là quay lại từ đầu vụ việc. Đây được xem như bình mới rượu cũ”.

Doanh nghiệp nói UBND tỉnh có thể vi phạm việc không chấp hành đúng bản án

Công ty T. cũng cho rằng bản án phúc thẩm đã xem xét và kết luận. Bảy hộ dân này cũng đã nhận được bản án và có quyền đề nghị kháng nghị nếu quyền lợi bị xâm phạm.

Công ty T. vẫn chưa được giao đất để thực hiện dự án dù đã hơn 17 tháng từ khi có bản án phúc thẩm. Ảnh: T.N

Công ty T. vẫn chưa được giao đất để thực hiện dự án dù đã hơn 17 tháng từ khi có bản án phúc thẩm. Ảnh: T.N

Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa không có quyền giải quyết kháng nghị và cũng không có quyền xem xét lại những nội dung bản án tòa phúc thẩm đã xem xét.

Bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng buộc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa thực hiện hành vi hành chính giải quyết hồ sơ giao đất cho công ty theo đúng thời hạn quy định của quyết định 2721.

Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản 7415 ngày 25-7 về việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận) cho công ty thực hiện dự án trồng rừng là không đúng với quy chế 2721 về việc “UBND tỉnh ký giấy chứng nhận”.

“Do đó, UBND tỉnh Khánh Hòa có thể vi phạm hành vi “sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn chấp hành không đúng bản án””- Công ty T. nêu rõ trong kiến nghị.

Công ty T. kiến nghị để bản án phúc thẩm được thi hành đúng quy định và không bị xử lý trách nhiệm, UBND tỉnh Khánh Hòa cần xem xét yêu cầu Sở TN&MT thực hiện đúng trình tự cấp giấy chứng nhận theo quy chế 2721 đúng quy định pháp luật.

VKSND tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa đều đã có kiến nghị UBND tỉnh xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu Sở TN&MT trong việc không chấp hành bản án hành chính phúc thẩm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm