Doanh nghiệp ra thế giới kiếm hàng tỉ USD

(PLO)-  Đầu tư ra thị trường nước ngoài là cách doanh nghiệp Việt mở rộng quy mô, tăng trưởng mạnh doanh thu và phát triển thương hiệu quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhiều doanh nghiệp (DN) Việt đang đầu tư mạnh mẽ tại thị trường nước ngoài đã thu được những kết quả kinh doanh đầy hiệu quả và xây dựng vị thế ngày càng vững chắc trên thị trường quốc tế.

Đem chuông đi đánh xứ người

Kiên trì đầu tư với thời gian rất dài, thậm chí lên cả chục năm, nhiều DN Việt không chỉ tạo ra nguồn thu lớn mà còn để lại dấu ấn rất tốt với nước bạn. Vào cuối tháng 11-2022, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thăm và làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tại tỉnh Kampong Thom.

Sản phẩm sữa Việt Nam được khách hàng nước ngoài quan tâm. Ảnh: P.MINH

Sản phẩm sữa Việt Nam được khách hàng nước ngoài quan tâm. Ảnh: P.MINH

Dịp này, ông Trần Công Kha, Chủ tịch VRG, cho biết hơn 10 năm qua, công ty đã đầu tư hơn nửa tỉ USD và trồng được gần 90.000 ha cao su tại Campuchia. Các diện tích cao su này đã được đưa vào khai thác, đóng góp rất lớn cho doanh thu của công ty. Năm 2022, sản lượng khai thác mủ cao su là 124.000 tấn, vượt xa kế hoạch đặt ra. Tổng doanh thu đạt hơn 4.300 tỉ đồng và lợi nhuận gần 700 tỉ đồng.

Cũng đầu tư tại thị trường Campuchia gần 12 năm, hiện Metfone của Viettel đang giữ vị thế số 1 trong lĩnh vực viễn thông với hơn 10 triệu khách hàng. Ngoài ra, Metfone còn là nhà cung cấp quan trọng về dịch vụ số, xây dựng hệ sinh thái số cũng như thanh toán điện tử cho DN và hỗ trợ nước bạn thực thi chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Sau hơn một thập niên, Metfone đạt doanh thu lũy kế gần 3 tỉ USD, lợi nhuận sau thuế gần 400 triệu USD.

“Metfone là minh chứng cho việc các công ty Việt Nam có đủ tiềm lực và kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài, đem lại hiệu quả kinh tế và vị thế ngoại giao cho Việt Nam” - ông Phùng Văn Cường, Giám đốc điều hành Metfone, chia sẻ.

Trong lĩnh vực thực phẩm, đầu tư nhà máy sữa - Công ty TNHH Sữa Angkor (Angkormilk) tại Campuchia từ năm 2014, đến nay Angkormilk đã trở thành một thương hiệu lớn. Hằng năm, nhà máy sản xuất ra thị trường khoảng 50 triệu lít sữa các loại. Trong sáu năm trở lại đây, tổng doanh thu của Angkormilk đạt 310 triệu USD. Angkormilk sẽ tăng tổng vốn đầu tư cho các dự án tại Campuchia lên 42 triệu USD, mở rộng nhà xưởng, nâng công suất lên 90 triệu lít sữa mỗi năm.

Doanh nghiệp Việt ôm tham vọng lớn

Ngày càng có nhiều DN Việt tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Nhiều DN đặt tham vọng rất lớn, xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế và thu về nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam.

Thương hiệu càphêViệt cómặt tại thịtrường tỉdân. Ảnh: P.MINH

Thương hiệu càphêViệt cómặt tại thịtrường tỉdân. nh: P.MINH

Cuối tháng 9-2022, Nutifood đã đầu tư qua thị trường Thụy Điển bằng cách M&A với Công ty Cawells (Thụy Điển), chuyên về thực phẩm bổ sung. “Trong tương lai, chúng tôi sẽ mua thêm nhiều thương hiệu quốc tế để tận dụng công nghệ sản xuất hiện đại kết hợp với khả năng am hiểu thị trường của DN để thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu quốc tế, đưa dòng tiền chảy về Việt Nam” - ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch Nutifood, cho biết.

Cũng trong năm 2022, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã mở cửa hàng đầu tiên tại Thượng Hải (Trung Quốc), đánh đấu sự có mặt của một thương hiệu Việt cùng cạnh tranh với các nhãn hàng quốc tế tại thị trường rất nhiều tiềm năng này. Tính từ đầu năm 2022 đến nay đã có 800 triệu ly cà phê Trung Nguyên Legend được bán ra tại Trung Quốc; trung bình cứ mỗi 18 ly cà phê được bán ra thì có một ly cà phê đến từ thương hiệu Trung Nguyên Legend.

Nhìn thấy sự phục hồi nhanh chóng của thị trường quốc tế hậu dịch bệnh, mới đây ông Cô Gia Thọ, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Long, đã quyết định tăng vốn đầu tư lên 1,3 triệu USD cho dự án Flexoffice tại Singapore. Đây là dự án được Thiên Long thực hiện từ năm 2019 nhằm thúc đẩy các thương vụ của nhà đầu tư ra thị trường lân cận như Malaysia, Philippines, Indonesia...

Tương tự, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, cũng thông tin đã đầu tư gần 800 triệu USD cho mảng cây ăn trái và cao su với hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn, cơ giới hóa, khép kín tuần hoàn tại Campuchia.

Tìm cơ hội lớn nhưng vẫn hết sức cẩn trọng

Theo TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, các DN Việt đầu tư ra nước ngoài vì nhìn thấy tiềm năng phát triển khi thị trường trong nước đã đi đến bão hòa. Đồng thời, việc đầu tư nhằm đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Thành công trên thị trường nước ngoài sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn từ doanh thu cho đến nâng tầm thương hiệu.

“Đầu tư quốc tế không phải là chuyện đơn giản mà rất dễ gặp rủi ro. Nhiều DN Việt từng thất bại vì không thể thâm nhập được thị trường hay thay đổi chính sách của nước sở tại, chi phí đầu tư quá lớn gây thua lỗ nặng. Để có được thành công, DN Việt phải có kế hoạch dài hạn và cẩn trọng, kết nối với DN sở tại để trau dồi kinh nghiệm đầu tư hiệu quả” - vị chuyên gia này nói.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, cũng đồng ý để đi đến thành công ở thị trường nước ngoài công ty phải thăm dò thị trường trong thời gian dài, từng bước xây dựng cơ sở vững chắc. Chẳng hạn, trước khi quyết định đầu tư nhà máy tại Campuchia, Vinamilk đã mất gần 10 năm tìm hiểu.

Việt Nam đang có cả ngàn dự án đầu tư ra nước ngoài

Theo Bộ KH&ĐT, năm 2022, các DN Việt Nam đầu tư 109 dự án tại nước ngoài với tổng số vốn là 534 triệu USD. Lũy kế đến 20-12-2022, Việt Nam đã có 1.611 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 21,75 tỉ USD. Trong đó có 139 dự án của các DN có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư gần 11,6 tỉ USD, chiếm 53,3% tổng vốn đầu tư cả nước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%). Các quốc gia nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,6%), Campuchia (13,5%) và Venezuela (8,4%).

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.