Doanh nghiệp Việt liệu có làm thuê cho ông chủ Thái Lan?

Đó là những thông tin được đưa ra tại hội thảo về chủ đề thách thức bán lẻ Việt Nam thời hội nhập, diễn ra ngày 3-3 tại Hà Nội.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, một trong những người đầu tiên mở siêu thị ở Hà Nội cho rằng các nhà đầu tư Thái Lan mua lại các siêu thị ở Việt Nam là điều tất yếu trong xu thế hội nhập. Chính sức ép sáp nhập, mua bán, thôn tính giữa các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đã buộc các nhà bán lẻ Việt Nam phải vươn lên, kèm theo chính sách nhà nước cũng phải thay đổi.

“Tuy nhiên, thực tế nhiều chính sách của Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN trong nước như chương trình bình ổn giá, có siêu thị được làm, có siêu thị lại không. Điều này sẽ làm méo mó cạnh tranh” - ông Phú nói.

Theo nhận định của ông Phú, các nhà đầu tư Thái Lan không chỉ dừng lại ở khâu phân phối thị trường mà họ sẽ còn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, ngân hàng, xây dựng…

“Điều đáng lo ngại là các DN Việt Nam có trở thành người làm thuê cho họ hay không? Khi họ chiếm thị phần trên 30%, họ sẽ có quyền ép các DN khác. Lâu nay các DN trong nước thiếu đi sự liên kết. Đặc biệt là phong cách làm việc đôi khi còn mang tính tiểu nông, chụp giật, nay làm mai bỏ của siêu thị Việt sẽ là con dao tự mình hại mình” - ông Phú cảnh báo.

Ông Phú cũng dẫn chứng khi ông mua chiếc áo sơ mi tại một siêu thị ở Hà Nội. Lúc mang chiếc áo về nhà, ông phát hiện áo bị đứt khuy, sau đó ông đem đến đổi lại nhưng siêu thị này lại không chấp nhận với quan điểm hàng đã mua miễn đổi lại.

Do vậy, ông Phú cho rằng các nhà bán lẻ Việt hãy tự đổi mới mình để làm cách mạng ngành bán lẻ Việt Nam. Trong đó vấn đề quản trị DN và văn hóa kinh doanh là thước đo cho sự tồn tại của DN. Chỉ cần một lời cám ơn và thái độ có trách nhiệm đến cùng với hàng hóa bán ra… sẽ đem lại hiệu quả trong kinh doanh.

“Siêu thị Việt chỉ cần thay đổi tư duy đổi kẹo thay tiền lẻ thối lại cho khách hàng cũng là việc làm đáng hoan nghênh rồi! Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan về chất lượng hàng hóa và cạnh tranh với Trung Quốc về hàng giá rẻ. Hạm đội thuyền thúng siêu thị Việt nếu không liên kết sẽ bị phá vỡ” - ông Phú cảnh báo.

Ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho rằng làn sóng đầu tư từ các nhà bán lẻ Thái Lan trong thời gian gần đây được xem là sự cảnh báo cho thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động liên doanh liên kết cũng là xu hướng được các nhà bán lẻ nhắm đến để thâm nhập thị trường Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Hướng tới nền kinh tế xanh cho vùng Đông Nam Bộ

Hướng tới nền kinh tế xanh cho vùng Đông Nam Bộ

(PLO)- Nhiều chia sẻ sát thực tế được đánh giá cao tại Hội thảo “Khu vực Đông Nam Bộ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững”.

Doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục có các biện pháp kích cầu tiêu dùng

50% doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay

(PLO)- Để hỗ trợ doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong các quý tiếp theo, 50,1% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay để có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.