Đổi mới cần bản lĩnh người thầy

Thời gian qua, những giờ học môn địa lý do thầy Nguyễn Tấn Ngũ Lê, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM giảng dạy luôn khiến học sinh (HS) thích thú. Thầy phụ trách dạy cho khối 10 và 11, nhiều nội dung về địa lý tưởng chừng như nhàm chán nhưng qua cách dạy dí dỏm, sáng tạo của thầy làm tiết học trở nên nhẹ nhàng và thú vị. Gần đây nhất, trong tuần qua, thầy Ngũ Lê và thầy Nguyễn Viết Đăng Du (môn lịch sử) đã “song kiếm hợp bích” tạo ra một giờ học liên môn sử - địa với chủ đề “Nhật Bản - sự trỗi dậy thần kỳ” bằng hình thức sân khấu hóa đầy hấp dẫn.

Vì thiết kế dưới dạng hai đội thi nên xuyên suốt buổi học, các em được tiếp cận và thể hiện kiến thức thông qua các phần thi như múa, đối kháng, làm việc nhóm thông qua trang Facebook, thuyết trình,... Ở mỗi phần thi, các thầy sẽ đưa ra những câu hỏi để các em cùng tìm hiểu rồi trả lời. Hai thầy vừa là những người dẫn chương trình, vừa là trọng tài cho hai đội thi và vừa là giáo viên hướng dẫn cũng như đúc kết các kiến thức liên quan cho các em.

Thầy Ngũ Lê trong giờ học liên môn sử - địa với chủ đề “Nhật Bản - sự trỗi dậy thần kỳ”. Ảnh: PA

Theo thầy Ngũ Lê, thầy muốn thông qua một tiết học dạng sân khấu hóa như thế để tạo sự hứng thú, giảm nhẹ sự hàn lâm của kiến thức. Từ đó, HS sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khi tiếp nhận, đồng thời khắc ghi kiến thức sâu hơn thông qua các vai diễn, công việc mà các em đảm nhận. Đồng thời rèn luyện nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, tìm hiểu kiến thức từ Internet, tinh thần tự giác, khích lệ tinh thần tự học, sáng tạo cho HS...

Được biết không chỉ những giờ chuyên đề như thế mà các tiết học khác ở lớp cũng được thầy xây dựng một cách dí dỏm. Theo thầy Lê, tùy theo thực tế mỗi lớp để áp dụng phương pháp khác nhau nhưng HS phải chính là HS, thoải mái bày tỏ quan điểm, tính cách, suy nghĩ và cách học của mình.

Theo thầy Lê, thầy không dạy hết những gì có trong sách giáo khoa mà chỉ chọn những kiến thức mà HS cần để dạy. Từ đó liên hệ thực tế để đặt các em vào những việc cụ thể dùng những kiến thức bộ môn để giải quyết vấn đề.

“Cái quan trọng nhất của đổi mới giáo dục không nằm ở nội dung hay phương pháp, cơ sở vật chất hay phương tiện hỗ trợ mà nó nằm ở bản lĩnh chuyên môn của người thầy, ở sự dí dỏm nhưng đầy chất sư phạm của người thầy, đó còn là chất nghệ thuật trong giao tiếp với HS. Thầy không bản lĩnh và giỏi thì đổi mới kiểu gì cũng không xong. Sự tương tác giữa thầy và trò là yếu tố quyết định đến chất lượng thật sự của giáo dục” - thầy Lê nói.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 7-4: Dựng lại hiện trường bị can sát hại con ruột trục lợi bảo hiểm; Hoa hậu Thùy Tiên liên quan thế nào vụ án 'kẹo rau củ Kera'?

Bản tin trưa 7-4: Dựng lại hiện trường bị can sát hại con ruột trục lợi bảo hiểm; Hoa hậu Thùy Tiên liên quan thế nào vụ án 'kẹo rau củ Kera'?

(PLO)- Dựng lại hiện trường bị can sát hại con ruột trục lợi bảo hiểm; Hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án 'kẹo rau củ Kera'; Bắt quả tang thanh niên giao ma túy đá cho cặp tình nhân trong phòng trọ; Thanh niên cầm rựa chạy vào bệnh viện, bệnh nhân hoảng sợ; Vụ BV tỉnh Khánh Hòa bị tố độc quyền xe chuyển bệnh nhân: Công an vào cuộc xác minh.

Đọc thêm

Học sinh bậc THCS và THPT sẽ học 2 buổi/ngày

Học sinh bậc THCS và THPT sẽ học 2 buổi/ngày

(PLO)- Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT, cho biết trong tháng 5, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày để các trường thực hiện.

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.