Đức quan tâm việc khai thác cát bền vững vùng ĐBSCL

(PLO)- Trước các thách thức về sạt lở bờ sông, Cần Thơ bày tỏ mong muốn Đức hỗ trợ xây dựng các công trình kiên cố để chống sạt lở bờ sông ở cù lao Tân Lộc, nghiên cứu vật liệu thay thế cát…
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 9-3, UBND TP Cần Thơ đã tiếp, làm việc với đoàn công tác Ủy ban ngân sách của Quốc hội Cộng hòa liên bang Đức.

Đoàn công tác Ủy ban ngân sách của Quốc hội Đức làm việc tại Cần Thơ chiều 9-3. Ảnh: NHẪN NAM

Đoàn công tác Ủy ban ngân sách của Quốc hội Đức làm việc tại Cần Thơ chiều 9-3. Ảnh: NHẪN NAM

Ông Nguyễn Tấn Nhơn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã báo cáo chia sẻ tóm tắt những thách thức mà TP đang đối mặt như sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn, triều cường, quản lý khai thác cát sông.

Theo ông Nhơn, Cần Thơ có 60km chiều dài sông Hậu (một nhánh của sông Mekong). Lượng phù sa sông Hậu năm 2018 giảm 80% so với năm 2013, là nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông. Ngoài ra còn hoạt động khai thác cát, không có số liệu cân đối mức độ khai thác như nào để đánh giá ảnh hưởng…

Từ các thách thức, Cần Thơ mong phía Đức hỗ trợ xây dựng các công trình kiên cố để chống sạt lở bờ sông ở Tân Lộc; hỗ trợ có tiếng nói với các nước có đập thuỷ điện trên Mekong để trả lại phù sa về cho ĐBSCL, hạn chế việc sạt lở do thiếu nghiêm trọng lượng phù sa.

Ông Nguyễn Thực Hiện – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: NHẪN NAM

Ông Nguyễn Thực Hiện – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: NHẪN NAM

Ông Nguyễn Thực Hiện – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL trăn trở về vấn đề cát phục vụ các công trình giao thông trong đó có các tuyến cao tốc. Chính phủ có chỉ đạo ngành xây dựng tìm nguồn nguyên liệu thay thế lượng cát khan hiếm.

Từ đó, Phó Chủ tịch UBND TP bày tỏ mong muốn phía Đức giúp Cần Thơ xây dựng các công trình chống sạt lở bờ sông và quản lý nguồn tài nguyên cát hiệu quả thời trong gian tới.

Cần Thơ cũng đề xuất Đức và Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) giúp Cần Thơ ba vấn đề: Thứ nhất là mở rộng phạm vi quan trắc bùn cát đáy sông để nắm chắc diễn biến lượng cát đổ từ thượng nguồn về. Thứ hai là đề nghị hỗ trợ TP nghiên cứu vật liệu thay thế cát sông phục vụ việc xây dựng ở Cần Thơ và ĐBSCL. Thứ ba là chuyển giao kỹ thuật xây dựng thân thiện môi trường, sử dụng ít cát hơn…

Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Đức cho biết họ quan tâm đến các dự án về môi trường, biến đổi khí hậu. Một trong những đề tài quan tâm là khai thác cát một cách bền vững. Họ hy vọng trong tương lai sẽ hợp tác với Việt Nam trong việc tìm nguyên liệu thay thế cát…

Đại diện WWF-Việt Nam trình bày về Dự án quản lý cát bền vững ở ĐBSCL. Ảnh: NHẪN NAM

Đại diện WWF-Việt Nam trình bày về Dự án quản lý cát bền vững ở ĐBSCL. Ảnh: NHẪN NAM

Tại buổi làm việc, Viện khoa học thuỷ lợi miền Nam phối hợp WWF trình bày kết quả nghiên cứu ban đầu về Dự án quản lý cát bền vững ở ĐBSCL. Đây là dự án do Chính phủ Đức tài trợ thông qua WWF-Việt Nam, đã được Bộ NN&PTNT ký phê duyệt năm 2020.

Ngoài buổi làm việc này, đoàn công tác của Đức sẽ tham quan một số điểm sạt lở bờ sông ở Cù lao Tân Lộc và trao đổi tình hình với đại diện cơ quan có liên quan, đại diện chính quyền địa phương.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm