Phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày từ chập tối, rất đông người dân tới đây, cùng vui Tết Trung thu. |
Dòng người trên phố Hàng Mã mỗi lúc một đông đúc, tấp nập. |
Nằm trong khu phố cổ Hà Nội, Hàng Mã xưa nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống là làm đồ mã, dùng cho việc cúng lễ và đồ trang trí bằng giấy. Nay nghề này đã chuyển về các vùng quê, nhưng Hàng Mã vẫn đúng với tên của nó - là nơi kinh doanh nhiều mặt hàng truyền thống và đồ chơi. |
Vì vậy, nhiều trẻ nhỏ được bố mẹ, người thân dẫn đến đây mua đồ chơi Trung thu |
Những ánh mắt long lanh và trong trẻo háo hức nhìn ngắm không chớp các món đồ chơi đẹp mắt giăng kín phố. |
Cứ mỗi năm đến dịp Tết Trung thu, trẻ con khắp Hà Nội lại được cha mẹ dẫn lên Hàng Mã và các phố cổ lân cận. Dưới ánh trăng tròn rực sáng các em cùng nhau rước đèn, phá cỗ và chơi các trò dân gian. |
Không chỉ có trẻ nhỏ, nhiều thanh niên cũng mải mê tạo dáng trên phố ngập tràn sắc màu. |
Trong đó, có những cặp đôi mắt sáng ngời hạnh phúc... |
Tương truyền, dưới thời nhà Lý, nhà vua nước Việt xưa muốn tạ ơn thần Rồng đã mang đến mùa màng bội thu nên đã tổ chức lễ Trung thu. Còn giai thoại của Trung Quốc kể rằng Trung thu là dịp tưởng nhớ chuyện tình của Hằng Nga và chàng Hậu Nghệ, hay mối tình đầy đau thương của vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi... |
Đêm Trung thu không thể thiếu những đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân… và đặc biệt không thể thiếu ông tiến sĩ giấy và hai ông đánh gậy đứng bên cạnh. Đó là biểu tượng cho sự ham học mà người đời muốn truyền lại cho thế hệ mai sau. |
Tết Trung thu cũng là lúc trẻ bắt đầu cắp sách tới trường. Vì vậy, nhiều phụ huynh tìm đến các món đồ chơi dân gian này với mong muốn con em mình học hành giỏi giang, sau này lớn lên sẽ thành đạt, làm những việc có ích cho xã hội. |
Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa của người dân Việt Nam và cả nước láng giềng Trung Quốc. Đó là dịp của đoàn tụ, sum vầy gia đình, là lúc để cha mẹ bày tỏ sự quan tâm chăm sóc con cái. |