Lò gạch đốt chui, chuối héo rũ hàng loạt
Thông tin trên được hàng chục hộ nông dân xã Thạch Đà, huyện Mê Linh (Hà Nội) phản ánh đến đường dây nóng VietNamNet.
|
Lò gạch thủ công "nổi lửa" trở lại |
Được biết, khu vực lò gạch thủ công đốt chui này thuộc lại địa bàn của xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Hai xã thuộc hai huyện nhưng cách nhau khúc sông Hồng.
|
|
Anh Dũng (thôn 2, xã Thạch Đà) đang đứng ngồi không yên vì lo khói lò sẽ đốt cháy chuối. |
Mấy năm trước, người dân gọi đây là “thiên đường lò gạch”.
Khi Hà Nội chủ trương cho dừng các lò gạch sản xuất thủ công gây ô nhiễm môi trường, người dân ven sông mới được thở phào.
Các xã tổ chức cho dân đấu thầu thuê đất bãi. 20 hộ nông dân tham gia đấu thầu thuê đất bãi, với mức giá 2,2 triệu/mẫu/năm.
Thành quả sau gần một năm trời của họ là những bãi chuối bạt ngàn rộng hàng trăm ha, đang đến tuổi trổ buồng.
Anh Phạm Văn Dũng (thôn 2, xã Thạch Đà) đấu thầu của xã 7 mẫu đất để trồng chuối từ đầu năm 2014.
Theo tính toán của anh Dũng, chỉ cần một vụ chuối vào cuối năm, anh sẽ thu hồi được vốn. Bắt đầu từ vụ tiếp theo, anh sẽ có lãi.
|
Các lò gạch thủ công của xã Hồng Hà đang hoạt động trở lại sau thời gian bị cấm. |
Hơn 1 tháng trước, do trúng phải luồng gió mang theo khói lò gạch nên hàng trăm mẫu chuối của người dân nơi đây đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Chuối tự dưng héo úa, lá non bị cháy sém. Rất may sau đó, có trận mưa lớn, diện tích chuối của người dân mới có cơ “hồi sinh” trở lại.
Ông Nguyễn Khắc Thủy (Thôn 2, Thạch Đà) chủ nhân của 14 mẫu chuối buồn rầu: “Nếu khói lò “hun” đúng vào thời điểm chuối trổ buồng thì tất cả diện tích chuối có nguy cơ chết. Đây đang là mua mưa, các lò đốt gạch cũng cầm chừng nên chuối bị ảnh hưởng ít hơn. Tháng 11, chuối bắt đầu trổ buồng, nếu lúc đó gặp khói lò, lá chuối non (đọt chuối) sẽ bị cháy, nghĩa là chuối sẽ không trổ được nữa”.
Việc đốt gạch này không chỉ ảnh hưởng đến gần 200 mẫu chuối của người dân xã Thạch Đà mà nó còn ảnh hưởng đến cả trăm mẫu chuối nữa của những xã khác.
5 xã cùng “xử” lò gạch chui!
Gần hai chục hộ dân đã làm đơn cầu cứu chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, cái khó lại ở chỗ, dù nằm bên này sông và liền kề với khu vực bãi chuối của các xã ven sông thuộc huyện Mê Linh, nhưng phần đất và chủ các lò gach đốt chui này lại thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
|
Gương mặt thất thần của những "ông chủ" bãi chuối. |
Vì địa giới hành chính thuộc hai huyện khác nhau, nên việc xử lý những kiến nghị của người dân, theo lãnh đạo xã Thạch Đà, là “nằm ngoài tầm giải quyết”.
|
|
Hình ảnh tại các lò gạch tự phát đang hoạt động trở lại tại điểm giáp ranh giữa hai xã Thạch Đà - Hồng Hà. |
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Đà, Chủ tịch UBND xã Hồng Hà thừa nhận: hiện có một số lò gạch hoạt động tại khu vực bãi nổi sông Hồng thuộc phạm vi quản lý của xã.
“Chúng tôi đã cử cán bộ qua đó nắm tình hình, lập biên bản yêu cầu các lò này không được hoạt động. Các chủ lò này giải thích là họ tạm hoạt động để lấy gạch xây loại lò thân thiện vốn đã từng được UBND TP phê duyệt. Hiện nay tất cả đều đã dừng hẳn. UBND xã chủ trương đến cuối tháng sẽ giải tỏa toàn bộ số lò gạch nói trên” - ông Đà khẳng định.
Tuy nhiên, thời điểm PV có mặt vào ngày 24-7, các lò gạch vẫn đang hoạt động, nhả khói mù mịt.
Khác với ông Đà, ông Phan Văn Chiến, Phó chủ tịch xã Hồng Hà cho hay:“Đoàn công tác liên ngành của huyện Đan Phượng đã vào cuộc. Thời hạn hết tháng 7, chúng tôi sẽ tổ chức xử lý dứt điểm”.
Trong lúc chờ đợi các cấp chính quyền xử lý, những người nông dân lại như đứng trên đống lửa...
Theo Kiên Trung (VietNamNet)