Hãng Thuỵ Sỹ bổ sung thông tin tác giả Việt trong bức tranh Hai Bà Trưng trên mặt đồng hồ

(PLO)- Một hãng đồng hồ của Thụy Sỹ vừa ra thông báo mới, bổ sung thông tin về tác giả Việt của bức tranh gốc mà công ty này sử dụng trên sản phẩm đắt tiền của mình.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Họa sĩ Xuân Lam, tác giả bức họa Hai Bà Trưng, được minh họa trên mặt đồng hồ của hãng Christophe Claret (Thụy Sĩ) hôm nay, 4-7, đã có thông tin cập nhật về kết quả quá trình bảo vệ bản quyền của mình.

Hãng Christophe Claret đã ra thông báo mới với đầy đủ thông tin về tác giả của bức tranh được sử dụng trên mặt đồng hồ.

Hãng Christophe Claret đã ra thông báo mới với đầy đủ thông tin về tác giả của bức tranh được sử dụng trên mặt đồng hồ.

Theo đó, sau hơn một tháng cùng luật sư trao đổi, hãng Christophe Claret đã ra thông báo mới, nêu đầy đủ thông tin về tác giả của bức tranh gốc được sử dụng trên mặt đồng hồ.

Như vậy, “với sự cho phép của tôi, việc sử dụng tác phẩm Hai Bà Trưng trên mặt đồng hồ của hãng Christophe Claret là hợp pháp”, họa sĩ Xuân Lam cho biết.

Trước đó, hồi cuối tháng 5, thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Christophe Claret đã ra sản phẩm mới, có sử dụng tác phẩm từ dự án Vẽ lại tranh dân gian của họa sĩ Xuân Lam. Trên mặt những chiếc đồng hồ được bán với số lượng hạn chế này có hình ảnh mang tính biểu tượng Hai Bà Trưng, thể hiện sự tôn vinh hai vị nữ anh hùng dân tộc Việt Nam.

Trên Facebook, hãng đồng hồ Thụy Sĩ này giới thiệu sản phẩm: "Christophe Claret muốn bày tỏ lòng kính trọng với Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng của Việt Nam vào thế kỷ thứ nhất, những người đã đẩy lùi các cuộc tấn công của nhà Hán trong ba năm. Bức tranh thu nhỏ vẽ bằng tay của André Martinez, nằm trong bộ sưu tập tên Huyền thoại".

Lời giới thiệu này không nhắc tới bức tranh gốc, vốn do họa sĩ Xuân Lam thể hiện và giữ quyền tác giả, dẫn tới nhiều tranh cãi.

Hoạ sĩ Xuân Lam là một nghệ sĩ trẻ thuộc thế hệ 9X, Nguyễn Xuân Lam sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành Hội hoạ tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2016

Ý tưởng vẽ lại tranh dân gian của họa sỹ trẻ Nguyễn Xuân Lam bắt đầu từ đầu tháng 4-2016, trong một lần anh tới Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam để lấy cảm hứng cho bài tập tốt nghiệp. Vốn yêu những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, Nguyễn Xuân Lam đã quyết định tái hiện lại những bức tranh dân gian quen thuộc như Gà và hoa hồng, Phù Đổng Thiên Vương, Bà Triệu cưỡi voi, Đám cưới chuột, Lợn đàn, Vinh hoa… trong một diện mạo mới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm