Học sinh mới vào lớp 1 sẽ đóng BHYT như thế nào?

Theo đó, đối với trường hợp HS, SV năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.

Về phương thức đóng, HS, SV sẽ đóng tại nhà trường nơi đang theo học. Nhà trường có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT, tổ chức thu tiền đóng BHYT HS, SV, chuyển nộp cho cơ quan BHXH.

Khi nhận đủ hồ sơ và số tiền đóng đã chuyển vào tài khoản cơ quan BHXH, cơ quan BHXH có trách nhiệm phát hành và chuyển giao thẻ BHYT kịp thời cho nhà trường để phát cho HS, SV.

Giá trị thẻ BHYT đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 1-10 năm đầu tiên của cấp tiểu học hoặc ngày 1-11, hoặc 1-12, hoặc tháng liền kề của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày 30-9 của năm đó.

Đối với HS, SV năm thứ nhất của khóa học, thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng. Đối với HS, SV năm cuối của khóa học, thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

Cũng theo công văn hướng dẫn này, HS, SV có thể đăng ký theo các phương thức đóng: ba tháng, sáu tháng, chín tháng và 12 tháng. Tổng mức đóng BHYT được tính như sau: Tham gia ba tháng là 201.150 đồng; sáu tháng là 402.300 đồng; chín tháng là 603.450 đồng và 12 tháng là 804.600 đồng.

Trường hợp tham gia phương thức ba tháng, sáu tháng khi thẻ sắp hết hạn, nhà trường có nhiệm vụ đôn đốc HS, SV tiếp tục đăng ký tham gia để thẻ có giá trị liên tục đến hết năm tài chính.

Đối tượng HS, SV thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, theo quy định phải tham gia BHYT tại địa phương (đối tượng này được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%). Nếu chưa tham gia BHYT ở địa phương thì tham gia BHYT HS, SV tại trường. Nếu sau đó được cấp thẻ theo đối tượng khác thì sẽ được hoàn trả tiền theo quy định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm