Hội nghị đối ngoại 2021: Thống nhất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn mới

Ngày 14-12, Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (gọi tắt là Hội nghị) do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập, sẽ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Đây cũng là lần đầu tiên Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác đối ngoại.

hoi-nghi-doi-ngoai-2021

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Emmanuel Macron trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp vào tháng 11-2021. Ảnh: TTXVN

Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện tình hình thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, nhất là trong 35 năm đổi mới; quán triệt đường lối, chủ trương, quan điểm về đối ngoại của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đặc biệt là những nội dung mới về tư duy đổi ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại trong thời gian tới, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ngoài ra, Hội nghị cũng sẽ tuyên truyền về đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách đối ngoại của Đại hội XIII đến toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế và kiểu bảo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuyên truyền những ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, chia sẽ của các trí thức, chuyên gia, cán bộ lão thành trong lĩnh vực đối ngoại đã và đang đồng hành cùng dân tộc, với sự nghiệp ngoại giao cách mạng Việt Nam, góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thông qua qua cổ vũ, động viên lực lượng làm công tác đối ngoại trong và ngoài nước tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động, tạo thành một mặt trận đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.

Trước đó, Đại hội XIII của Đảng đã xác định xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân để tiếp tục nâng tầm vị thế quốc gia.

Sau đó, Việt Nam tái đắc cử vị trí thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2027, trúng cử vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, được bầu vào Hội đồng Thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), trúng cử thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính của Liên minh Bưu chính thế giới.

Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng rộng mở, hiệu quả; Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế.

Tại Đại hội XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 về lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”.

Nhìn trước những tiềm năng và thách thức trong thời gian tới, Đại hội XIII cũng đã xác định tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín đất nước.

Đồng thời, đảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; tiếp tục đưa các mối quan hệ đối ngoại song phương đi vào chiều sâu, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị, kinh tế quốc tế…

Ngoài ra, đối ngoại cùng quốc phòng, an ninh và cả hệ thống chính trị phối hợp, đóng góp vào bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định của đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa. Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội sở tại…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm