Kế hoạch tăng lương cho giáo viên chỉ là "nghệ thuật ám thị"

Tôi chỉ xin các vị nghĩ lại xem, với số lương đó có đủ cho các vị đổ xăng đi từ cơ quan về nhà hay không? Có thể các vị cho tôi nói hơi cực đoan nhưng đó là sự thật. Các đồng nghiệp là viên chức nói chung, trong đó có giáo viên nhìn các vị ấy đi làm mỗi ngày và xem lại đồng lương của mình có đúng như vậy không.

Nói tóm lại, kế hoạch tăng lương cho giáo viên đó chỉ là "nghệ thuật ám thị" nhằm động viên và tạo lòng tin. Nhưng có tăng hay không thì chúng ta cũng phải làm, và biết đâu giáo viên chúng ta còn được điển hình sống tiết kiệm, chống lãng phí cũng nên.

ĐỖ THÀNH VŨ (thanhvu...@yahoo.com.vn)

Em mới ra trường , đi tìm vợ đều gặp ánh mắt thương hại của mấy cô bạn . Giờ em vẫn ế vợ. Em đang ôn thi đại học tiếp để vào Học viện Tài chính kế toán mới dễ lấy vợ. Bạn em bảo "Không nợ không là giáo viên", kiểu như "Không thi lại không phải là sinh viên" ấy.

Bạn đọc (nguyenviet...@gmail.com)

Xin thành thật cảm ơn thầy Văn Như Cương. Nhờ bài viết quý báo của thầy, chúng em sẽ cố gắng "vun vén" và tránh "vung tay".

NGUYEN VAN GIOI (...gioi@yahoo.com)

Xin lỗi thầy Cương, nghe thầy nói em cứ nghĩ thầy đang kể chuyện tiếu lâm. Thầy biết tại sao giáo dục của mình không phát triển không thầy? Tại vì 2 triệu đồng để sống, 300.000 đồng để dành thì chúng em "sống" giống như người máy vậy, cho nên đừng trách chúng em không đầu tư nghiên cứu, nâng cao chuyên môn (phải có tiền thầy ạ).

HỮU NHÂN (Huunhan...@yahoo.com.vn)

Là nhà giáo tức là nghề ăn ít hơn mọi người và nói năng phải chuẩn mực hơn mọi người. Từ thời phong kiến chúng ta đã biết đến nhân vật thầy giáo Thứ, nên chúng ta đừng than vãn làm chi cho mệt. Thôi thì cứ sống theo cách của thầy Cương là hợp lý nhất, vì chúng ta là giáo viên mà.

THÙY DƯƠNG (Phamduong...@yahoo.com.vn)

Nghe thầy dạy em thấy cũng rất hay. Nhưng đối với em, lương tháng có 1,4 triệu đồng làm sao sống?

Bạn đọc (...thai_hoa@yahoo.com)

Ô hay, bạn Hoàng Hà (opensea...@yahoo.com) và bạn Phuong Thuy(congchuabaclieu...@yahoo.com) đọc bài viết của thầy Cương mà không hiểu được ý nghĩa "châm chích" của thầy à? Có lẽ Bộ GD&DT cũng vờ không hiểu nên lương của giáo viên vẫn mãi "còm cõi" và vấn nạn dạy thêm (nhưng lại là thu nhập chính) vẫn không chấm dứt.

BEAN (tamfas...@yahoo.com.vn)

Thầy Văn Như Cương quá tuyệt. 

TRUNG (waitmail...@gmail.com)

Đúng là chuyện vui. Thầy phân tích đời sống của giáo viên như cách chúng ta nuôi lợn không bằng.

THANH HAI (thanhai...@gmail.com)

Với kế hoạch chi tiêu cho cuộc sống mà ông Văn Như Cương đề xuất, nghe thật xót xa cho người làm công tác giáo dục, nhất là giáo viên. Khi những nhu cầu tối thiểu của họ phải "thắt lưng buộc bụng" như vậy thì khó có thể phát huy được sự sáng tạo và dành tâm huyết cho nghề nghiệp. Hy vọng ông có những kế sách tốt để lo cho cuộc sống của giáo viên của trường ông.

HOANG GIANG (hoanggiang...@yahoo.com)

Bạn Nguyễn Ái Nhân ơi, không phải giáo viên nào cũng có học sinh để dạy thêm thì tìm đâu ra khối tiền, đừng quơ đũa cả nắm như thế. Tôi dạy toán 13 năm nay nhưng chưa hề dạy thêm vì tôi dạy ở một trường ven thành phố, tiền học phí 90.000 đồng/năm/học sinh, vừa rồi thầy hiệu trưởng tổng kết trường chỉ thu đạt 55%. Học sinh nơi tôi dạy còn nghèo lắm, lấy đâu ra tiền để học thêm?

Bạn đọc (chieutim...@gmail.com)

Cảm ơn nhà giáo Văn Như Cương đã nói thay lời của chúng tôi. Thiết nghĩ chẳng phải một mình nhà giáo nhận lương ngân sách đâu mà la nghèo. Chẳn hạn như mấy anh bưu chính, các bác nhà đèn, bác sĩ, hay như mấy chú cảnh sát giao thông đâu có ai than lương thấp đâu nè. Vậy mà nhiều vị nhà cứ như biệt thự, mấy chiếc tay ga hay xế hộp để đầy nhà ấy mà. Tại các bác nhà giáo không chịu "tằn tiện" để tậu xe, mua nhà đó thôi. Xin các bác nhà giáo hãy nhớ rằng lương của bác là triệu phú rồi còn đòi gì nữa, trên thế giới này hiếm lắm đấy.

BỐN (jamebone...@yahoo.com.vn)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm