Có người còn nghĩ thôi kiếm một cô vợ nhà giàu cho... "khỏe"

Nhưng những gì em xin nói ra dưới đây không dám xúc phạm thầy mà chỉ là tâm tư nguyện vọng của một "nhà giáo trẻ con" thôi ạ.

Bố mẹ em là một nông dân chính hiệu, anh em chúng em học rất tốt nhưng tất cả chỉ dám chọn ngành giáo vì... được "miễn đóng học phí", thế mà bố mẹ phải bán tất cả ruộng đất để cho con ăn học, đến ngày chúng em ra trường thì nhà chỉ còn mỗi mảnh vườn và căn nhà cũ. Vì thế khi ra trường, tâm nguyện của chúng em là giúp đỡ cho bố mẹ phần nào về mặt kinh tế, nhưng thưa thầy, nếu như thầy dạy thế thì chúng em lấy tiền đâu ra để giúp bố mẹ ạ? Rồi thì việc "hiếu hỉ", tiền xăng đi làm thì không thể không chi, mà dạo này người ta không để "gần tết" cưới nữa thầy ạ, mùa nào cũng cưới, tháng nào cũng cưới, thậm chí có tuần một mình em phải đi năm đám, nghĩ đến mà "khủng hoảng kinh tế" thầy ạ. Rồi là tiền "quỷ, phí": tổ, khoa, chi đoàn, Đảng, công đoàn... Quá nhiều thứ.

Đấy là những việc "không thể không". Còn một việc tế nhị nữa thầy ạ, có bạn gái rồi mà chỉ dám chở lòng vòng ngoài đường "xơi bụi bặm" chứ hiếm khi dám đưa vào quán, một tô bún: 15.000 đđồng x 2 người = 30.000 đồng. Rồi không lẽ cả tuần, cả tháng chỉ gặp nhau một hai lần. Thế là khoảng "tình phí" ra đời, tất tần tật làm cho tháng này âm vào tháng sau, chỉ nghĩ đến cưới vợ là rùng mình rồi chứ đừng nói mơ đến nhà giá rẻ. Giá rẻ chỉ là một loại tên mạo danh thôi. Khi chúng em đến hỏi họ hét: ít nhất 300 triệu đồng, nhưng tất cả đều bán hết, chỉ có mua qua cò, hoặc người "nhà nghèo dư tiền" bán lại thôi. Chả biết bao nhiêu tháng thương mới có thể có chổ ở của mình.

Thế rồi, chuyện nhũng nhiễu xảy ra: bán điểm, dạy thêm đặc biệt... thậm chí có người bạn của em còn nghĩ thôi kiếm một cô vợ nhà giàu cho... "khỏe" cho rồi. Rất nhiều người có trách nhiệm chỉ nói suông. Có bao giờ họ thử sống với ngần ấy tiền một vài tháng thử xem sao. Cuối cùng, xin cảm ơn thầy đã một lần nữa đã dạy cho chúng em cách sống, nhưng với thời này, chúng em vẫn sống chưa đủ thầy ạ.

Bạn đọc (...karate@gmail.com)

Nghe lời thầy Văn Như Cương tâm sự, tôi không phải là nhà giáo nhưng cũng thấy cuộc sống như thầy phân tích thì hơi buồn. Thứ nhất, xã hội bây giờ là kinh tế thị trường. Thứ hai, thời đại văn minh mà không được xem phim và các chương trình giải trí, "xem nhờ tivi" là khái niệm cổ hủ thời bao cấp, thầy à. Nếu như thế sẽ bị áp lực rất nhiều khi mà cường độ làm việc và những thứ cần phải suy nghĩ, chắc chắn chất lượng đến lớp để phổ biến kiến thức cho học sinh e rằng không đảm bảo. Thứ ba, nếu không đi dự tiệc tùng của anh em hoặc bạn bè thì không sao, nhưng mà sếp mời thì thử hỏi ai không đi? Thứ tư, công cha mẹ sinh ra, nuôi ăn học thì biết bao giờ mới có thể thu hồi lại vốn. "Trường hợp là cô giáo ra trường đi dạy một hai năm thì lấy chồng, theo lương như thế khi nào mua được cho cha mẹ lấy 1kg thịt". Nói như thế để mình biết mà phấn đấu, cố gắng để làm tròn bổn phận, nghề giáo, chữ hiếu, chữ tình. Khó quá thầy ạ.

TRAN QUOC TUAN (tranquoctuan...@yahoo.com)

Nhà giáo ơi, nếu sống theo kiểu nhà giáo mà được yên thân thì nói gì. Đâu phải cuộc sống lúc nào cũng như một công thức đâu mà nhà giáo nói thế. Nhà giáo thử không dự một đám cưới của bạn bè đồng nghiệp xem thử, người ta sẽ coi mình như một "sinh vật lạ" đó. Còn những khoản đóng góp thình lình, đột xuất nhưng thường xuyên nữa, nhà giáo có biết không?

PHUONG THUY (congchuabaclieu...@yahoo.com)

Lẩm cẩm quá. Ai chả biết có bằng đó thì cố mà sống, chứ không thì chết à? Nhưng như thế không thể ngẩng cao đầu được. Không thể nghiên cứu, công hiến được đâu. Nên nhớ các nhà bác học, khoa học nổi tiếng thế giới đều xuất thân từ những gia đình khá giả, có như thế mới phát triển trí óc, có điều kiện tập trung cho nghiên cứu được.

Xin lỗi đã quá lời, nhưng không chịu nổi. "Đừng mua sách, mua báo làm gì, đến trường tranh thủ vào thư viện mà đọc báo ngay ở đó, còn sách thì mượn về nhà mà đọc... Đừng mua vé xem phim, xem kịch, mất thì giờ vào trò nhảm nhí, nhố nhăng… lại khổ vì nóng nực và đông người". Trời ơi, sao lại nói như thế này được vậy, xin thưa là em xin thua giáo sư.

HOÀNG HÀ (opensea...@yahoo.com)

Bài viết của thầy Cương thật dí dỏm và mà thâm thúy. Không biết nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khi đọc bài trên có suy nghĩ gì về lời phát biểu của mình không. Năm 2010, giáo viên chúng tôi sống bằng lương, chờ dài cổ mà không thấy...

NGUYỄN THỊ MAI (nguyenmai...@gmai.com)

Lương giáo viên vậy là mơ ước rồi đó, chỉ có một buổi làm việc, còn chiều dạy thêm khối tiền. Bởi vậy nếu lương giáo viên dù mới được dạy chỉ có 2 triệu đồng thôi là hạnh phúc lắm rồi, còn kêu gì nữa, chết dân thôi nhà giáo ạ.

NGUYEN AI NHAN (ainhan...@yahoo.com)

Trước tiên em cám ơn thầy Cương đã chỉ dạy cho chúng em một kinh nghiệm sống, một cách sống rất "khoa học" như vậy. Và em cũng có một số quan điểm của mình, mong thầy và các bạn đồng nghiệp tham khảo.

Theo quan điểm của thầy Cương, em thấy có gì đó mang tính... "hồi xưa" hơn. Bây giờ khác, có nhiều thứ đòi hỏi chúng ta phải có thái độ, cách sống và hành động khác, phù hợp hơn. Nếu như cách chi tiêu như vậy thì giáo viên sẽ "sống được" như thầy nói. Tuy nhiên, việc tính toán tỉ mỉ, chi tiết từng chút một như thầy nói thì em là giáo viên còn sẽ mệt hơn rất nhiều. Nhiều lúc họ sẽ cảm thấy không thỏa mãn được nhu cầu vì bị giới hạn theo quan điểm của thầy.

Bên cạnh đó, có nhiều việc khác có thể phát sinh ngoài dự tính của họ, lúc đó họ sẽ có mức chi tiêu vượt mức, như vậy họ sẽ cảm thấy khó chịu biết bao. Hơn nữa, họ còn phải có những mối quan hệ nhất định, nếu không muốn nói là quan hệ xã hội rộng rãi, vì đây cũng là tính chất nghề nghệ và xu hướng của thời đại. Bởi thế họ cần phải được đáp ứng những nhu cầu này, về ăn mặc, đi lại, tiệc tùng... Không thể bắt họ cùng quan điểm với thầy được, nếu họ không muốn sau giờ lên lớp là về nhà và giam mình phía sua cánh cửa.

Em chỉ bình luận về quan điểm của thầy vậy thôi. Còn về mức lương của giáo viên, em chẳng có ý kiến gì nhiều, tất nhiên Chính phủ sẽ xem xét và có tính toán hợp lý về vấn đề này.

Bạn đọc (...shinh@yahoo.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm