Giáo sư Văn Như Cương làm "nhân tâm" bối rối quá

NXD (Thaihien...@yahoo.com)

Ngành giáo dục không chỉ có giáo viên và còn đội ngũ công nhân viên. Trường học không chỉ có thầy cô giáo. Thầy cô còn có phụ cấp ưu đãi mà vẫn còn than không sống nổi vậy công nhân viên sống bằng gì? Ngành giáo dục nghĩ đến tăng lương cho giáo viên cũng nên nghĩ đến tăng lương cho đội ngũ công nhân viên cùng công tác trong ngành giáo dục.

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC (Bichngoc...@yahoo.com.vn)

Ôi, thầy Cương ơi, những lời của thầy đọc qua nghe thấm thía vô cùng. Cũng là nhà giáo, em thấy đạo làm thầy thời nay sao quá khó. Sống thanh đạm thời nay như thầy nói được chăng có mấy người? Bộ GD&ĐT có lẽ cũng đã thấy và đang rèn giúp xã hội nhiều người sống theo lối sống thanh đạm. Sống thanh đạm muôn năm.

THANH DU (ttdu...@yahoo.com.vn)

Cám ơn thầy Cương, em cũng là nhà giáo dạy 30 năm rồi. Chúng em đã thấm nhuần đạo đức nhà giáo là phải thắt lưng buộc bụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng học trò em bây giờ thấy em nó quay mặt đi vì cô nghèo quá phải về nhà buôn bán thêm. Thế là chúng nhìn em với ánh mắt của những người lắm tiền khi thấy cô bưng bê từng ly nước cho chúng uống.

PHẠM THỊ XUÂN DUNG (dungpham...@yahoo.com.vn)

Cám ơn giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân đã phân tích lương của giáo viên đã được tăng 2,1 lần. Bài viết của ông Văn Như Cương là một câu chuyện tiếu lâm có thật.

TH.MINH (lionking...@yahoo.com)

Đọc bài của thầy Văn Như Cương, tôi nhớ lại câu nói của một đồng nghiệp: nghề giáo viên chúng ta không chết đói, nhưng đói cho đến lúc chết. Có vẻ chua xót, nhưng thực tế là như vậy.

MAI CHUNG (chungbi...@yahoo.com)

Không biết ông Bộ trưởng GD&ĐT có thấy bài viết của Thầy Văn Như Cương hoàn toàn chính xác không nhỉ?

Bạn đọc(songdep...@yahoo.com.vn)

Thầy khuyên cách chi tiêu thật hữu ích. Nhưng chúng em đến trường quy chế nhà trường là: đồng phục áo dài, đồ vét, giày phải thật chỉnh chu, gương mẫu. Thời đại công nghệ thông tin phải có giáo án điện tử, nối mạng internet... thế là lại thêm một khoản phát sinh. Tháng dạy nhiều bài giảng điện tử được nhà trường khen thì méo mặt vì hết vài ba trăm tiền sưu tầm tư liệu. Rồi tự làm đồ dùng giảng dạy thỉnh thoảng vài bài mỗi bài vài chục ngàn. Nhiều thứ phải chi ngoài dự tính của thầy lắm. Nhưng giáo viên vẫn phải giảng dạy tích cực, được sống chi tiêu bằng đồng lương "của chính mình" chứ không phải của ai khác. Nhưng em phải tiêu thêm cả tiền của bố mẹ vì có tháng bị "âm".

NGUYỄN THIÊN (gling...@yahoo.com)

Bài viết của thầy Cương quá hay.

L.T.S (letrung...@gmail.com)

Thầy Cương ơi, thầy tâm huyết, tận tình chỉ bảo những điều trên, em cũng ráng và xin cảm ơn thầy. 

NGUYỄN TIẾN DŨNG (dungtien...@gmail.com)

Thưa thầy Cương, em đọc bài của thầy thấy hay quá, nhưng có lẽ đọc để mà ngẫm thôi. Sự đời cũng chẳng thay đổi được đâu, bao năm nay em sống bằng tiền của chồng là chính rồi. Mấy cô con gái em bảo có thất nghiệp cũng chẳng bao giờ thèm theo nghề của mẹ. Đã bao lần động viên lương giáo viên tăng, đúng là lương giáo viên cao hơn hẳn các nghề khác nhưng sao luôn than nghèo? Vì nhiều ngành họ có sống bằng lương chân chính đâu. Chỉ nói đến tiền tết thôi, giáo viên chúng em được hẳn 50.000 đồng ăn tết đấy.

LANG BANG (huyenle...@yao.com.vn)

Cũng nên tăng lương cho giáo viên để họ không làm khổ học sinh vì phải đút lót giáo viên để qua môn. Đúng là giáo dục thời nay làm gì mà không có tiền là học sinh không xong với các thầy cô. Tiêu cực quá.

H.N (violet...@yahoo.com)

Nhân viên các Trung tâm y tế dự phòng huyện chỉ hơn 1,5 triệu đồng thì sao không ai nói?

Bạn đọc (...hon@gmail.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm