Giáo viên trình độ trung bình thì lương như thế là đủ rồi

Những người có thu nhập cao là những người có nhiều cải tiến kỹ thuật được đưa vào ứng dụng, những người có nhiều đề tài khoa học được chuyển giao cho sản xuất. Không thể cứ kêu hoài về lương vì đội ngũ giáo viên rất đông, do vậy tự mỗi giáo viên phải tự vận động tìm ra phương án giảng dạy hợp lý và có thu nhập cao. Nếu không có khả năng thì nên chuyển sang nghề khác.

CAO HỒNG TÂN (...tan@yahoo.com)

Cảm ơn bài viết của thầy Văn Như Cương. 

MEO (mituot...@yahoo.com)

Khi người học có nhu cầu, chúng tôi có khả năng dạy tốt, sao cứ soi mói chúng tôi? Thử hỏi các ngài có cho con cái các ngài học thêm không? Có khi các ngài nhiều tiền còn thuê năm bảy thầy dạy mình con các ngài ấy chứ. Tóm lại, chúng tôi bỏ sức lao động ngoài giờ cũng chỉ vì từ khi ra trường đến giờ lương có tăng được đồng nào đâu. Tháng lương vẫn chưa mua được một chỉ vàng. Ngành nào cũng vậy và ai cũng có quyền làm thêm ngoài giờ để kiếm tiền. Cảm ơn thầy Cương, chỉ có thầy mới là hiểu đời, hiểu lòng người.

TRAN MINH (boy9x...@yahoo.com.vn)

Thầy Cương nói bằng một giọng nửa nghiêm túc, nhẹ nhàng mà nghe chát lắm. Tôi cũng là thầy giáo, tôi trải qua thời bao cấp khổ lắm, mà khi ấy cả xã hội cũng khổ nên mình nhắc lại mà thông cảm cho hoàn cảnh đất nước khi ấy. Còn bây giờ, cái quan điểm "thắt lưng buộc bụng" và cách trình bày của thầy sao mà chát thật. Thầy ơi, có thể sống bằng đồng lương chứ còn dạy cho tốt thì sao nữa thầy?

THI THOẢNG (sannguyen...@gmail.com)

"...Một điều hết sức quan trọng là hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe bằng cách sống điều độ và thanh đạm. Cương quyết “nói không” với đau ốm, bệnh tật…, “nói không” với bệnh viện, với bác sĩ với thuốc men…. Nếu không “nói không” như thế thì khó mà sống bằng lương...". Thưa thầy Cương, không bệnh tật, không sách báo, không giải trí... là trở về thời tiền sử, là đi ngược với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi còn gì?

QUÂN (quanlux...@yahoo.com)

Cuối tuần này, có chuyện để suy ngẫm về bài của thầy Cương (sao giống bài về hình học hồi học phổ thông quá).

ĐOÀN CÔNG THỨC (thucch...@yahoo.com)

Bạn DH (nho...@yahoo.com) không tính thời gian chấm bài kiểm tra, soạn giáo án là thời gian làm việc à?

BEAN (tamfas...@yahoo.com.vn)

Xin hãy nhìn mặt bằng thu nhập của toàn xã hội. Nghề giáo được bao nhiêu? Công nhân được bao nhiêu? Kỹ sư được bao nhiêu? Doanh nhân được bao nhiêu? Chứ suốt ngày cứ kêu thiếu trong khi mọi người cứ có đủ thứ nhu cầu: ma chay, hiếu hỉ, vui chơi... Càng ngẫm nghĩ càng thấy đau và buồn cho đất nước: GDP lại thấp hơn nhu cầu thực tế. Đó là bài học của Hy Lạp.

BÂN (lehienbanhs...@gmail.com)

Em chuẩn bị đi dạy, nhưng đọc bài của thầy Cương em thấy sợ quá.

TRUONG VAN (truongvan...@yahoo.com)

Ra đường chạy xe thồ ngày cũng có 100 nghìn đồng, hơi cực tí nhưng có tiền. Làm ngành thanh cao thì ăn uống cũng phải thanh cao thôi. Một mình mà lương như thế là quá dư dã rồi. Tôi đang tính bỏ nghề qua đi buôn đây.

HEN (...hen@gmail.com)

Đọc bài viết của thầy Cương mà lòng thấy đầy sự lo âu. Và một điều được đặt ra sao mức lương thầy cô giáo thấp vậy mà chi phí ngân sách cho giáo dục của Việt Nam cao nhất khu vực? Đây là câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người biết câu trả lời. Vấn đề là ý chí quyết tâm của nhà nước cải tổ lại hệ thống giáo dục. Tấm gương Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đòi hỏi chúng ta phải cương quyết cải tổ, nếu không sẽ khó có cơ hội tiếp tục phát triển với đội ngũ học sinh ăn về số lượng, còn chất lượng ngày càng kém đi.

NGUYỄN VIỆT DƯƠNG (duongviet...@yahoo.com)

Cảm ơn thầy Cương đã phân tích giúp chúng em những vấn đề mà chúng em đang gặp phải trong cuộc sống. Thật buồn thầy ạ, em ra trường được 8 năm, lương bậc 2 hệ đại học thế mà gặp một cậu học sinh cũ hỏi lương thầy bao nhiêu, cậu ấy thật ngạc nhiên khi nghe em trả lời. Mình làm thầy dạy học sinh mà giờ lương mình không bằng 1/8 lương của nó. Ra trường 8 năm vẫn đi một con Wave Tàu nát bét do cha mẹ cho, hàng tháng cố gắng vay mượn đâu đó vài trăm nghìn ăn tạm. Cố gắng đi dạy kèm vài cuốc nộp card điện thoại và ăn sáng. Nhiều khi nghĩ mà buồn, giáo viên nước mình không biết bao giờ ăn sáng sẽ đủ tiền ăn phở, nghe thật vô lý nhưng đó là sự thật. Không biết bao giờ mấy ông cán bộ cấp cao trên Bộ Giáo dục và Đào tạo mới thấy được điều này?  

ĐỨC BẢO (namta...@plo.vn)

Tôi thấy lương giáo viên không đủ mà cầm hơi nữa chứ sống sao đây. Sáng ăn mấy củ khoai, trưa và tối ăn cơm bình dân, sáng dạy 2 tiết, chiều 2 tiết, tối về soạn giáo án 4 tiết, đói bụng không dám ăn gói mì tôm. Thử hỏi rằng đất nước đi lên, phát triển có phải nhờ giáo dục hay không? Thật vô lý hết sức, cũng tốt nghiệp ra trường như nhau, một người làm ngân hàng, một người làm giáo viên, sau hai năm người làm ngân hàng xây được nhà, mua xe hơi, còn người làm giáo viên trọn đời trọn kiếp ăn khoai lang, đạp xe đạp. Đời giáo viên chỉ biết đi tán mấy cô cũng là giáo viên để mong mấy cô đó biết mà chia sẻ cùng thôi, chứ tán các cô khác thì đến kiếp sau cũng không có vợ. Tôi thấy mình đã sai khi chọn con đường là một nhà giáo, nhiều lúc muốn dạy cho tốt nhưng bụng đói quá nên thôi. Chán và buồn là hai chữ làm giáo viên. 

HỒ VĂN NGHĨA (...bacdau@plo.vn)

Giáo viên dạy các môn Toán, Hóa, Lý, ngoài giờ dạy trên lớp còn có thể dạy thêm ở nhà hay dạy phụ đạo để tăng thu nhập. Nhưng giáo viên các môn Sử, Địa, Tin học, Công dân, Thể dục... ai mà thèm học thêm. Để tăng thêm thu nhập, ngoài giờ dạy trên lớp, các giáo viên không có dạy thêm có thể bán cafe, bán tạp hóa tại nhà, vườn rộng ta có thể trồng rau, nuôi gà (cao kiến), sáng bán bún, phở, tối bán bánh mì, bánh bao.

N.V.A (vanhau...@yahoo.com)

Cảm ơn thầy Cương, bài viết của thầy là một hiện thực của em - giáo viên một vùng sâu trên cao nguyên.

DONG CANH (doanhung...@yahoo.com.vn)

Tôi cũng là một giáo viên, khi thi đỗ vào trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 2000 thì rất vinh dự (điểm chuẩn 24,5). Sau khi ra trường thì méo mặt vì không đủ sống, khi đi cùng bạn bè phải nép mình không dám ngẩng đầu vì không tiền. Vì

NGUYEN TK (hoaK...@yahoo.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm