Mong chờ xâm lược nước Pháp, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler yêu cầu chế một loại vũ khí mới có thể dễ dàng xuyên thủng các thành lũy bê tông của chiến lũy Magninot – rào cản cơ học duy nhất giữa y và phần còn lại của Tây Âu.
Hitler quan sát khẩu đại pháo Gustav. Ảnh: Green Grab.
Năm 1941, sau khi nước Pháp thất thủ, công ty Friedrich Krupp A.G. chuyên về chế tạo thép và sản xuất vũ khí bắt đầu chế tạo khẩu súng Gustav của Hitler, theo bộ phim tài liệu Top Secret Weapons.
Khẩu pháo có 4 tầng, dài 47m, nặng 1.350 tấn, bắn đạn nặng 4,5 tấn.
Theo sử gia C. Peter Chen, khẩu pháo khổng lồ này được giới thiệu miễn phí cho các phần tử Đức Quốc xã để thể hiện đóng góp của Krupp đối với nỗ lực chiến tranh của nước Đức.
Mùa xuân năm 1942, pháo Gustav lần đầu được sử dụng, trong cuộc bao vây Sevastopol. Nòng súng có đường kính gần 1m bắn 300 quả đạn pháo xuống thành phố ở Crimea này.
22 người có thể đứng trên nòng khẩu pháo này, cho thấy kích cỡ của pháo lớn đến thế nào.
Ảnh: Green Grab.
Tuy nhiên lực lượng Đức Quốc xã nhanh chóng phát hiện ra nhược điểm của khẩu pháo siêu lớn này:
1- Kích cỡ lớn khiến khẩu pháo trở thành mục tiêu dễ dàng cho các máy bay ném bom Đồng minh lượn trên đầu.
2- Trọng lượng pháo đồng nghĩa với việc pháo chỉ có vận chuyển bằng đường sắt chuyên biệt với chi phí đắt đỏ.
3- Pháo cần có một đội 2.000 người thì mới vận hành được.
4- Khẩu pháo gồm 5 phần này cần 4 ngày mới lắp ráp được và cần nhiều giờ để ngắm bắn.
5- Pháo chỉ bắn được 14 quả đạn mỗi ngày.
Vậy là, trong vòng 1 năm, Đức Quốc xã phải ngừng sử dụng pháo Gustav. Còn phe Đồng minh sau đó cũng vứt bỏ khẩu súng khổng lồ này./.
Theo Trung Hiếu (VOV.VN)