Khi 4 họa sĩ cùng kể câu chuyện tháng 4

(PLO)- Bốn họa sĩ mang đến những chất liệu khác nhau với thông điệp mang nhiều ý nghĩa để cùng kể "Câu chuyện tháng 4". 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

J Art Space đã lựa chọn và tổ chức triển lãm tranh của bốn họa sĩ gồm Bùi Tiến Tuấn đến từ Hội An (sinh năm 1971), Mạc Hoàng Thượng từ Bắc Kạn (1976), Hồ Hưng từ Nghệ An (1980) và Đinh Văn Sơn ở Nam Định (1983) với tên gọi "Câu chuyện tháng 4" tại TP.HCM.

Từ trái sang: Họa sĩ Đinh Văn Sơn, Hồ Hưng, Bùi Tiến Tuấn và Mạc Hoàng Thượng tại triển lãm. Ảnh: HÀ NGUYỄN.

Từ trái sang: Họa sĩ Đinh Văn Sơn, Hồ Hưng, Bùi Tiến Tuấn và Mạc Hoàng Thượng tại triển lãm. Ảnh: HÀ NGUYỄN.

Theo chị Nguyễn Thảo Dung, người sáng lập J Art Space, triển lãm mang tên Câu chuyện tháng 4 vì đây cũng là tháng J Art Space ra đời và cũng là tháng chị kết nối được với nhiều họa sĩ.

"Tôi biết rất nhiều bạn trẻ rất thích hội họa và khi nói chuyện với họ, tôi nghe họ chia sẻ không biết tìm hiểu, xem tranh từ đâu, như thế nào thì tôi quyết định sẽ mở một không gian để kết nối nhiều hơn giữa nghệ sĩ với công chúng. Tôi sẽ nói câu chuyện của các bức tranh do các hoạ sĩ thực hiện cho các bạn nghe.

Tôi muốn triển lãm sẽ là câu chuyện của đa chất liệu, của mọi thứ sinh sôi nảy nở vào tháng 4" – chị Dung cho hay.

Chị Nguyễn Thảo Dung, người sáng lập J Art Space chia sẻ

Chị Nguyễn Thảo Dung, người sáng lập J Art Space chia sẻ

Theo đó, triển lãm trưng bày 22 bức tranh và mỗi hoạ sĩ dùng những chất liệu khác nhau để mang đến những câu chuyện đặc trưng khó trùng lặp.

Chia sẻ với PLO, họa sĩ Bùi Tiến Tuấn cho biết anh mang đến triển lãm bảy bức tranh với chất liệu chính là Acrylic trên lụa.

"Thật sự, triển lãm này mở thêm ra để nhiều khán giả tiếp cận. Tôi vẫn luôn trung thành với đề tài về những người thiếu nữ của thị thành với tinh thần tươi trẻ.

Giữa cuộc sống xô bồ như thế, tôi vẫn tìm chất lãng mạn ở họ nhưng người xem không cảm thấy xa lạ mà ở ngay trong cuộc sống thường nhật" - nam họa sĩ cho hay.

Bức tranh "Gái lười mèo lười" được Bùi Tiến Tuấn hoàn thành gần đây. Tác phẩm là một ví von về sự lười biếng đồng loã với sự hưởng thụ giữa chốn đô thị

Bức tranh "Gái lười mèo lười" được Bùi Tiến Tuấn hoàn thành gần đây. Tác phẩm là một ví von về sự lười biếng đồng loã với sự hưởng thụ giữa chốn đô thị

Với chất liệu tổng hợp, mang tính trừu tượng họa sĩ Mạc Hoàng Thượng mong muốn mang đến cho người xem những ấn tượng mới mẻ so với những chất liệu truyền thống.

"Tôi thực hiện những bức tranh mang tính trừu tượng thể hiện những tâm tư về phố thị, về cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người về những nỗi đau, buồn của họ" – Mạc Hoàng Thượng tâm sự.

Bức tranh "Chuyển động" được họa sĩ Mạc Hoàng Thượng dùng những đường nét, hình ảnh ẩn dụ để thể hiện sự đông đúc, ngột ngạt, chật chội trong nhịp sống của Sài Gòn.

Bức tranh "Chuyển động" được họa sĩ Mạc Hoàng Thượng dùng những đường nét, hình ảnh ẩn dụ để thể hiện sự đông đúc, ngột ngạt, chật chội trong nhịp sống của Sài Gòn.

Đem đến bốn tác phẩm, họa sĩ Hồ Hưng truyền tải những câu chuyện trong cuộc sống đời thường bằng sự dung dị, sự lãng mạn.

"Thông qua những điều đó có một chút về ca dao, về văn hoá nguồn cội. Chính những điều như thế tôi góp nhặt lại và thể hiện những tác phẩm theo quan điểm của riêng tôi. Có những thứ rất bình thường hằng ngày nhưng khi đi qua thì có thể sẽ để lại những nỗi nhớ. Đồng thời giúp cho mọi người nhìn lại những gì đã đi qua và vượt qua những áp lực cuộc sống"- nam hoạ sĩ cho hay.

"Thông qua những điều đó có một chút về ca dao, về văn hoá nguồn cội. Chính những điều như thế tôi góp nhặt lại và thể hiện những tác phẩm theo quan điểm của riêng tôi. Có những thứ rất bình thường hằng ngày nhưng khi đi qua thì có thể sẽ để lại những nỗi nhớ. Đồng thời giúp cho mọi người nhìn lại những gì đã đi qua và vượt qua những áp lực cuộc sống"- nam hoạ sĩ cho hay.

Còn với họa sĩ Đinh Văn Sơn - một người "chơi" được đa dạng chất liệu, trong triển lãm lần này, anh mang đến bốn bức tranh với hai chất liệu chính là sơn mài và sơn dầu.

"Tôi là người thích vẽ tranh mang tới sự tích cực. Đa số, tôi vẽ về gia đình, cuộc sống hằng ngày xung quanh mình. Tôi mong muốn nhiều hoạ sĩ chọn lối vẽ tích cực vì đây là lối vẽ rất khó. Bởi lẽ, trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, bề bộn với một người sáng tạo những dữ kiện gây cảm xúc mạnh luôn dễ thể hiện hơn về mặt đời thường hằng ngày.

Và tôi mong muốn những điều mình thể hiện thông qua những tác phẩm là tình yêu gia đình thì người xem có thể cảm nhận được" – nam họa sĩ bày tỏ.

Tranh của họa sĩ Đinh Văn Sơn lấy cảm hứng từ gia đình, cuộc sống đời thường

Tranh của họa sĩ Đinh Văn Sơn lấy cảm hứng từ gia đình, cuộc sống đời thường

Qua "Câu chuyện tháng 4" của bốn họa sĩ, J Art Space còn muốn tạo thêm sân chơi cho các họa sĩ trẻ thể hiện tài năng và mang các tác phẩm độc đáo đến với công chúng. Cạnh đó, tạo thêm một không gian nghệ thuật cho công chúng được thư giãn và thưởng lãm giữa đô thị phát triển và náo nhiệt như hiện nay.

Triển lãm "Câu chuyện tháng 4" đã khai mạc hôm 21-4 và kéo dài đến hết 21-5 tại J Art Space (30 đường số 10, Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM).

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm