Khó đăng kí tạm trú dài hạn, công nhân gửi con về quê học

Những lo lắng này được các công nhân nêu tại buổi thảo luận “Kỹ năng truyền thông về pháp luật cư trú và làm việc trong nhóm” cho nhóm công nhân nòng cốt, do Trung tâm Tư vấn, Nghiên cứu và Công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC) phối hợp với các đơn vị tổ chức tại TP.HCM, ngày  6-12.

Hoạt động này trong khuôn khổ của chương trình “Thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của người lao động đến từ các địa phương khác tại TP. HCM”  do (SDRC) thực hiện.

Các các nhóm công nhân thảo luận các tình huống kỹ năng truyền thông về pháp luật cư trú và làm việc trong nhóm. Ảnh: P. Điền 

Anh Nguyễn Văn Thành, công nhân có con 8 tháng tuổi, nói trở ngại nhất mà anh và bạn bè đang gặp phải là do một bộ phận chủ nhà không mặn mà đứng ra bảo lãnh cho công nhân đăng kí KT3 (sổ tạm trú dài hạn), khiến việc đăng kí học hành của con em họ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nếu được chủ nhà bảo lãnh đăng kí KT3 công nhân lao động sẽ thuận lợi mua BHYT cho người thân khám chữa bệnh tại TP …

Lí do các chủ nhà ngại bảo lãnh cho người ở trọ vì sợ phiền hà, ngại xảy ra chuyện ngoài tầm quản lý khiến họ bị liên lụy.

Các các nhóm công nhân thảo luận các tình huống kỹ năng truyền thông về pháp luật cư trú và làm việc trong nhóm. Ảnh: P. Điền

May mắn hơn, chị Nguyễn Thị Thiện, thâm niên 10 năm làm công nhân may của Công ty Giày Da ở quận Gò Vấp, TP.HCM, cho biết chủ nhà trọ vợ chồng chị đang ở làm việc ở khu phố nên các thông tin, hướng dẫn về thủ tục cư trú đều được chủ nhà phổ biến chi tiết đến từng phòng. Nhiều gia đình công nhân ở trọ lâu năm được chủ nhà chủ động đăng kí cư trú đầy đủ, tạo điều kiện cho con em học hành trên địa bàn và thực hiện các giao dịch như mua BHYT cho những người thân trong gia đình cùng sinh sống khá thuận lợi.

Chị Thiện chia sẻ mối quan lớn nhất của công nhân là thu nhập để vừa đảm bảo cuộc tại TP.HCM và gửi tiền về quê lo cho con cái học hành. “Chính vì thu nhập thấp, cộng với thủ tục đăng kí cư trú khó khăn nên nhiều gia đình công nhân đành bấm bụng gửi con về quê nhờ ông bà nuôi và tiện học hành”, chị Thiện, nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm