Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ có bị xử lý hình sự?

(PLO)- Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ hay còn gọi là trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhằm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, sáng ngày 12-11, UBND phường 10, quận Phú Nhuận, TP.HCM tổ chức phiên tòa giả định xét xử vụ án không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

Phiên toà diễn ra với sự kết hợp của các sinh viên khoa Luật, trường đại học Mở TP.HCM. Ảnh: HUỲNH THƠ

Phiên toà diễn ra với sự kết hợp của các sinh viên khoa Luật, trường đại học Mở TP.HCM. Ảnh: HUỲNH THƠ

Đến dự có bà Trần Thị Huê, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, ông Trần Hữu Nguyên Khoa, Đảng uỷ viên, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự phường và các ông, bà đại diện các ban ngành, đoàn thể, công an, quân sự cùng các thanh niên trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự và nhân dân trên địa bàn phường.

Theo cáo trạng phiên toà giả định, năm 2021, trong thời gian ra lệnh gọi nhập ngũ do bị cáo không chấp hành nên đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không có mặt đúng thời gian và địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Sau khi nộp phạt với số tiền 2 triệu đồng, đến kỳ tuyển quân tiếp theo vào năm 2022 bị cáo tiếp tục trúng tuyển nhưng do đã cưới vợ và vợ đang mang thai nên bị cáo có ý định không chấp hành, đưa vợ đi trốn tránh, không trở về để nhập ngũ.

Sau đó có văn bản kiến nghị khởi tố xử lý hình sự đối với bị cáo vì phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Tại phiên toà, HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 332 và điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015 tuyên phạt bị cáo một năm hai tháng tù.

độ tuổi nghĩa vụ quân sự
Thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự và người dân ở phường xem diễn biến phiên toà. Ảnh: HUỲNH THƠ
Bạn Đặng Minh Khang (21 tuổi) lắng nghe việc chấp hành quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự năm 2023. Khang cho biết: "Tôi cảm thấy phiên toà giả định thật ý nghĩa, giúp tôi nắm rõ các quy định, đặc biệt là các chế tài khi không chấp hành nghĩa vụ quân sự". Ảnh: HUỲNH THƠ

Bạn Đặng Minh Khang (21 tuổi) lắng nghe việc chấp hành quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự năm 2023. Khang cho biết: "Tôi cảm thấy phiên toà giả định thật ý nghĩa, giúp tôi nắm rõ các quy định, đặc biệt là các chế tài khi không chấp hành nghĩa vụ quân sự". Ảnh: HUỲNH THƠ

Bà Nguyễn Thị Cam cho biết cháu của bà trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, nay cháu bận việc nên bà dự phiên toà để hiểu rõ hơn, khi về sẽ truyền đạt lại cho các cháu.

Bà Nguyễn Thị Cam cho biết cháu của bà trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, nay cháu bận việc nên bà dự phiên toà để hiểu rõ hơn, khi về sẽ truyền đạt lại cho các cháu.

"Thay vì tuyên truyền trực tiếp thì nay phường tổ chức phiên toà giả định, có tình huống cụ thể giúp các thanh niên có thể hình dung dễ dàng" - ông Nguyễn Quốc Cường, ngụ phường 10, quận Phú Nhuận chia sẻ.

"Thay vì tuyên truyền trực tiếp thì nay phường tổ chức phiên toà giả định, có tình huống cụ thể giúp các thanh niên có thể hình dung dễ dàng" - ông Nguyễn Quốc Cường, ngụ phường 10, quận Phú Nhuận chia sẻ.

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Bộ luật Hình sự 2015

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm