'Kỷ vật thời kháng chiến', minh chứng một thời hào hùng

(PLO)- Trưng bày chuyên đề "Kỷ vật thời kháng chiến" góp phần giúp công chúng trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về một thời kỳ đấu tranh gian lao mà anh dũng của cán bộ, chiến sĩ và người dân. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 21-11, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thực hiện trưng bày chuyên đề "Kỷ vật thời kháng chiến".

Đây là hoạt động kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023), 83 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2023), đồng thời hướng đến 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM cũng nhận định, "Kỷ vật thời kháng chiến" là chuyên đề thiết thực, góp phần giúp công chúng trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về một thời kỳ đấu tranh gian lao mà anh dũng của cán bộ, chiến sĩ và người dân, đồng thời làm rõ nét hơn lòng yêu nước, sự thông minh và tinh thần bất khuất của mỗi người dân Việt Nam.

Kỷ vật thời kháng chiến
Ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM

"Mỗi hiện vật chính là một câu chuyện cảm động, đầy kỷ niệm gắn với mỗi con người trong chiến tranh. Tôi tin rằng nội dung trưng bày sẽ được lan tỏa sâu rộng trong lòng người xem, góp phần tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống nhân văn, yêu chuộng hòa bình của con người Việt Nam trong chiến tranh và khi hoà bình lập lại" – ông Thuận nhấn mạnh.

Theo bà Trần Xuân Thảo, Giám đốc bảo tàng chứng tích chiến tranh cho biết triển lãm trưng bày 177 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, kỷ vật.Trong đó, có nhóm kỷ vật của các chỉ huy, lãnh đạo, tướng lĩnh thuộc các cơ quan chỉ đạo cách mạng miền Nam.

Nhóm kỷ vật là hành trang của người chiến sĩ trên các mặt trận khác nhau như: nhà báo, phóng viên chiến trường, văn công Quân Giải phóng miền Nam, các chiến sĩ Quân Giải phóng, nữ chiến sĩ miền Nam, đội ngũ y sĩ, bác sĩ,... Cuối cùng là nhóm kỷ vật của những cựu binh, cựu tù chính trị.

Kỷ vật thời kháng chiến
Lãnh đạo TP và bảo tàng TP.HCM cắt băng khai mạc chuyên đề triển lãm

Chia sẻ với PLO, chị Đinh Ngọc Hằng, Phó GĐ về công tác nghiệp vụ tại bảo tàng cho biết những kỷ vật thời chiến tranh, bảo tàng đã sưu tầm từ rất lâu và nhận được sự ủng hộ, hiến tặng của cộng tác viên, cô chú cựu chiến binh…

Bên cạnh đó, bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức những chuyến đi sưu tầm ở các tỉnh, đặc biệt là những nơi xảy ra chiến tranh ác liệt.

Kỷ vật thời kháng chiến
ky-vat-thoi-khang-chien9-6459-9593.jpg
Kỷ vật thời kháng chiến
ky-vat-thoi-khang-chien7-826-1508.jpg
ky-vat-thoi-khang-chien.JPG
Một số hiện vật mang giá trị lịch sử trưng bày tại triển lãm
Kỷ vật thời kháng chiến
Nhiều du khách để tham quan triển lãm

"Kỷ vật đáng nhớ trong lần triển lãm này khá nhiều, nhưng có lẽ kỷ vật gắn liền với những nữ dân công tại Vĩnh Lộc có thể nói là đáng nhớ nhất. Nó gắn liền với sự hi sinh của 32 dân công.

Kỷ vật thời kháng chiến

Ngoài ra, chiếc bàn máy may được trưng bày tại đây cũng có câu chuyện khá ý nghĩa. Nó gắn liền với một nữ nghệ sĩ, khi bà sử dụng bàn máy may những lá cờ và khẩu hiệu nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị. Và bà bị tra tấn và bị giết hại rất dã man khi chỉ mới 20 tuổi" – Chị Hằng chia sẻ.

Kỷ vật thời kháng chiến
Các đại biểu và lãnh đạo bảo tàng tham quan hiện vật

Chuyên đề "Kỷ vật thời kháng chiến" hiện được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (Quận 3, TP.HCM) đến hết tháng 3/2024.

Tham dự tại triễn lãm, ông Lê Hồng Tư, cựu tù chính trị Côn Đảo không khỏi xúc động khi xem những kỷ vật, hiện vật của các anh em chiến sĩ cũng như các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Bắt đầu bị đày ra Côn Đảo từ năm 1961, đến khi giải phóng năm 1975 ông Lê Hồng Tư mới được trở về. Nhớ về những ngày tù đày, ông Tư cho biết, nói đến tù Côn Đảo thì phải nhắc đến biệt giam chuồng cọp.

Kỷ vật thời kháng chiến
Ông Lê Hồng Tư, cựu tù chính trị Côn Đảo

"Trong phòng biệt giam chỉ gần 2m đó, các cựu tù bị giam trong đó phải ăn uống vệ sinh tại chỗ. Nếu như có bất cứ một hoạt động hay tiếng ồn nào thì ngay lập tức sẽ bị lính canh rải vôi trắng xuống, khiến cho những tù binh bị lở loét" – ông Tư cho hay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm