Loạt hiện vật lò gốm Cây Mai được trưng bày nhân kỷ niệm 45 thành lập Bảo tàng TP.HCM

(PLO)- Trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập, bảo tàng TP.HCM đã giới thiệu quần thể tiểu tượng, những hiện vật gốm Sài Gòn cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX đến với công chúng. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 10-8, Bảo tàng TP.HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023).

Bảo tàng TP.HCM tiền thân là Nhà Bảo tàng Cách mạng TP.HCM được thành lập vào ngày 12-8-1978. Ảnh: VĂN HÀ

Bảo tàng TP.HCM tiền thân là Nhà Bảo tàng Cách mạng TP.HCM được thành lập vào ngày 12-8-1978. Ảnh: VĂN HÀ

Bảo tàng TP.HCM là địa chỉ đỏ của TP

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, bà Đoàn Thị Trang, Giám đốc Bảo tàng TP.HCM cho biết trong suốt 45 năm qua, Bảo tàng TP.HCM không ngừng phát triển về quy mô cũng như phạm vi hoạt động mang tính tổng hợp về tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người của Thành phố gắn liền với lịch sử và văn hóa của đất nước.

Bà Đoàn Thị Trang, Giám đốc Bảo tàng TP.HCM phát biểu tại chương trình

Bà Đoàn Thị Trang, Giám đốc Bảo tàng TP.HCM phát biểu tại chương trình

Song song với việc chỉnh lý, thay đổi nội dung trưng bày, Bảo tàng tập trung đầu tư cho việc sưu tầm đặc biệt là những hiện vật, sưu tập hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa minh chứng cho sự hình thành và phát triển của Thành phố.

Đến nay, Bảo tàng TP.HCM đã sưu tầm, lưu giữ gần 400.000 tài liệu, hiện vật, trong đó có 82.945 hiện vật gốc nghiên cứu và hình thành trên 113 bộ sưu tập hiện vật, trong đó có 20 bộ sưu tập hiện vật quý được đánh giá cao về giá trị văn hóa lịch sử, khoa học, kinh tế.

Nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc (bìa phải) trao tặng bộ tem cho bảo tàng

Nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc (bìa phải) trao tặng bộ tem cho bảo tàng

"Trong thời gian sắp tới, Bảo tàng sẽ tiếp tục đầu tư, đổi mới trong các mặt hoạt động, bổ sung trưng bày những vấn đề lịch sử văn hóa liên quan đến vùng đất Nam bộ, sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội gắn với đặc thù của TP.HCM cũng như những vấn đề của cuộc sống đương đại. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ trong bảo tàng, tổ chức các chương trình giao lưu, sinh hoạt chuyên đề, biểu diễn nghệ thuật,…" – bà Trang cho hay.

Bà Trang tiếp nhận hiện vật từ gia đình nghệ nhân Nguyễn Tấn Nhì

Bà Trang tiếp nhận hiện vật từ gia đình nghệ nhân Nguyễn Tấn Nhì

Tại chương trình, NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, PGĐ Sở VH&TT TP.HCM cũng cho rằng Bảo tàng TP là một trong những đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

"45 năm qua, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt qua khó khăn, từng bước trưởng thành và trở thành một trong những “địa chỉ đỏ”, một điểm đến ý nghĩa, nhân văn cho thế hệ trẻ tìm về, không chỉ với giá trị lịch sử và còn là những giá trị di sản văn hóa.

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, PGĐ Sở VH&TT TP.HCM

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, PGĐ Sở VH&TT TP.HCM

Nhằm tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, cán bộ, viên chức của Bảo tàng luôn quan tâm giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với các cựu chiến binh, các cô chú lão thành cách mạng, các sở, ngành, các đơn vị để các hoạt động của bảo tàng đi vào chiều sâu, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu thụ hưởng ngày càng cao của công chúng" – bà Thuý chia sẻ.

Phó Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM cũng mong rằng, trên con đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của thành phố, Bảo tàng TP.HCM sẽ ngày càng tạo được dấu ấn bản sắc riêng và hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành văn hóa, đáp lại niềm tin yêu và sự kỳ vọng mà lãnh đạo các cấp và nhân dân thành phố dành cho bảo tàng.

Triển lãm gốm mang đậm tính Nam Bộ

Cũng trong dịp này, Bảo tàng TP.HCM phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Dương tổ chức triển lãm với chủ đề "Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận – Nét đặc trưng văn hoá Nam Bộ".

Lãnh đạo TP và bảo tàng TP.HCM cắt băng khai mạc chuyên đề triễn lãm

Lãnh đạo TP và bảo tàng TP.HCM cắt băng khai mạc chuyên đề triễn lãm

Triển lãm trưng bày 50 hình ảnh và gần 200 hiện vật đặc sắc giới thiệu đến công chúng về bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của bộ sưu tập gốm Sài Gòn và vùng phụ cận như: gốm Lái Thiêu (Bình Dương), gốm Biên Hòa (Đồng Nai), gốm Pháp do Biệt động Sài Gòn đặt hàng,….

Các đại biểu và lãnh đạo bảo tàng tham quan hiện vật

Các đại biểu và lãnh đạo bảo tàng tham quan hiện vật

Tại đây, những sản phẩm từ lâu đời đến từ lò gốm Cây Mai được sưu tập và mới nhất là sản phẩm gốm đến từ các lò gốm Biên Hoà (dòng gốm trẻ nhất của Nam Bộ).

Quần thể tiểu tượng gốm Sài Gòn, men nhiều màu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Quần thể tiểu tượng gốm Sài Gòn, men nhiều màu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Chia sẻ về những sản phẩm từ gốm Cây mai, anh Lê Anh Dũng (45 tuổi), thành viên hội sưu tập gốm TP.HCM cho biết: "Dòng gốm cây Mai (tại kênh lò gốm) nhìn đặc trưng là ngũ sắc gồm trắng, xanh, nâu, vàng, tím.

Các hiện vật ở đây các tích trên hiện vật đa số là tích Tàu nằm trên mái các hội quán, đình chùa của người Hoa.

Người Hoa đi đến đâu họ sẽ lập những ban hội để cộng đồng người Hoa hỗ trợ nhau làm việc khi làm một hội quán gì thì người ta làm những nét văn hoá như thế này.

Ban đầu họ đem từ bên Trung Quốc qua, sau người Hoa qua nhiều thì thợ mới qua và họ bắt đầu làm, khai thác ở đây đưa lên nóc đình chùa rồi những tượng thờ mang đậm văn hoá người Hoa thời kỳ đầu họ mới qua Sài Gòn (Việt Nam)" – anh Dũng cho hay.

Triển lãm mở cửa đón công chúng tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (số 65 Lý Tự Trọng, Quận 1) đến hết tháng 12-2023.

Một số hiện vật tại triển lãm:

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm