Lãi suất tiết kiệm cao nhất hiện nay là bao nhiêu?

(PLO)- Trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh lãi suất cao nhất chỉ 7,4%/năm thì một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân trả lãi cao hơn khoảng 2,5%/năm, nếu "đi đêm" thì chênh lệch có thể lên đến 4-5%/năm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khảo sát lãi suất tiền gửi vào ngày 3-2 cho thấy các ngân hàng quốc doanh vẫn giữ ổn định lãi suất với mức cao nhất chỉ là 7,4%/năm. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại có mức lãi suất chênh lệch cao hơn tới 2,5%/năm.

Cụ thể tại Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank công bố lãi suất kỳ hạn từ 6-11 tháng với mức 6-6,1%/năm. Các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đều có chung mức lãi suất là 7,4%/năm.

Ở khối các ngân hàng cổ phần tư nhân, lãi suất dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao so với giai đoạn trước dịch.

Đơn cử như Saigonbank đang niêm yết lãi suất tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân đối với kỳ hạn từ 1 đến dưới 5 tháng vẫn giữ ở mức kịch trần 6%/năm, nhưng từ 6 tháng trở lên đã được điều chỉnh giảm. Chẳng hạn, lãi suất cuối kỳ của kỳ hạn 6 tháng tại ngân hàng này hiện là 9,2%/năm, giảm 0,4%/năm so với đầu tháng 12 năm ngoái.

Tương tự, kỳ hạn 9, 12 tháng cũng được nhà băng này giảm 0,6%/năm, hiện còn lần lượt là 9,3%/năm và 9,4%/năm. Riêng kỳ hạn tiền gửi 13 tháng được giảm tới 1%/năm, từ mức 10,5%/năm nay chỉ còn 9,5%/năm. Nếu đầu tháng 12 năm ngoái, các kỳ hạn 18, 24, 36 tháng được trả lãi 10% năm thì nay có chung mức lãi suất 9,3%/năm, tương đương giảm 0,7%/năm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở chiều ngược lại, ngay từ đầu năm 2023, PVcomBank lại có động thái nâng lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn khác nhau. Đơn cử, kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng được cộng thêm từ 0,1 – 0,4/năm so với trước, lên mức cao kịch trần là 6%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng được cộng thêm 1%/năm so với biểu lãi suất cuối năm ngoái, lên 8,5%/năm.

Cùng với mức điều chỉnh này, lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên 9%/năm. Các kỳ hạn khác được ngân hàng này cộng thêm từ 0,85 – 0,95%/năm.

Tương tự, từ đầu năm nay, tại ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) khi khách hàng cá nhân đến quầy gửi tiết kiệm sẽ được cộng thêm từ 0,35 – 0,6%/năm. Đối với hình thức gửi tiết kiệm online sẽ được cộng thêm từ 0,5 – 0,7%/năm. Tức là khi khách hàng chọn hình thức gửi trực tuyến sẽ được nhận lãi suất ưu đãi cao hơn đến 0,9% so với gửi tại quầy.

Cụ thể, lãi suất tiết kiệm cuối kỳ của kỳ hạn 6 tháng theo hình thức gửi tại quầy đang được NCB neo ở mức 8,85%/năm thì trên kênh gửi online là 9,5%/năm. Hay như kỳ hạn gửi 12 tháng tại quầy có tiền lời là 9%/năm thì khi gửi trực tuyến sẽ được hưởng 9,7%/năm.

Đối với khách hàng gửi tiết kiệm ngay trên ứng dụng mobile banking, kỳ hạn 13 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất lên tới 9,9%/năm, trong khi gửi tại quầy sẽ bị thiệt tới 0,9%/năm.

Như vậy, lãi suất tiết kiệm giữa ngân hàng quốc doanh so với các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có thể vênh nhau tới gần 3%/năm.

Bảng lãi suất gửi trực tuyến tháng 2-2023 của ngân hàng Vietcombank

Bảng lãi suất gửi trực tuyến tháng 2-2023 của ngân hàng Vietcombank

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về giảm mặt bằng lãi suất, cung ứng vốn cho nền kinh tế, đầu tháng 12 năm ngoái, Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức cuộc họp với các tổ chức tín dụng hội viên để kêu gọi đồng thuận áp dụng mức lãi suất huy động tiền gửi tiền đồng tối đa cao nhất là 9,5%/năm (bao gồm các khoản khuyến mại).

Trên cơ sở kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng, nhiều ngân hàng thương mại đã thống nhất cam kết nghiêm túc thực hiện đồng thuận lãi suất huy động tiền đồng không quá 9,5%/năm tại tất cả các kỳ hạn (đã bao gồm các khoản khuyến mại).

Bên cạnh đó, căn cứ khả năng, năng lực tài chính của mình, tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 0,5 – 2%/năm tùy từng đối tượng, trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên.

Để có cơ hội giảm lãi suất cho vay, trước tiên phải giảm được lãi suất huy động tiết kiệm từ dân cư. Thế nhưng, trên thực tế hiện vẫn có hiện tượng lãi suất thỏa thuận ngầm lên tới 11-12%/năm, thậm chí có chi nhánh của một số ngân hàng sẵn sàng trả lãi tới 13%/năm để huy động tiền nhàn rỗi trong dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm