Vụ xử Huyền Như - ngày xét xử thứ 5

Luật sư phản đối cách trả lời của Vietinbank

Phiên xử chiều kết thúc 4g30

Phần trả lời của đại diện VietinBank

Người được cho là đại diện Ngân hàng Vietinbank nói rằng ông đại diện cho ngân hàng trả lời nhưng với tu cách cá nhân...

Ông này khẳng định căn cứ vào các văn bản hiện hành, ngân hàng không có trách nhiệm về các khoản thiệt hại. Những vấn đề còn lại để cơ quan chức năng xác định vì ngân hàng không có chức năng giải thích luật.
Các LS phản đối cách trả lời như trên. Có một LS rút lại các câu hỏi. LS khác thì nằm úp mặt xuống bàn bị bảo vệ nhắc nhở. Có LS đề nghị tòa hoãn xử để triệu tập đúng người đại diện ngân hàng.
Lúc này, người được cho là đại diện cho ngân hàng đứng dậy trả lời rằng vừa rồi ông trả lời với tư cách đại diện cho ngân hàng.
Chủ tọa có ý kiến phần trả lời của đại diện ngân hàng có nhiều vấn đề cần làm rõ. Phiên xử sau tòa sẽ cho LS hỏi trực tiếp ngân hàng.

 2 giờ 10, phiên tòa ngày thứ 5 xét xử vụ Huyền Như tiếp tục.

Chiều 10-1, LS thẩm vấn Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý liên quan đến vấn đề cho vay nặng lãi. Các bị cáo đều phủ nhận số tiền hưởng lợi bất chính mà cáo trạng quy kết.

LS thẩm vấn Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý liên quan đến vấn đề cho vay nặng lãi.

Các bị cáo đều phủ nhận số tiền hưởng lợi bất chính mà cáo trạng quy kết.

Cụ thể, Thiên Lý phủ nhận quy kết mình hưởng lợi 700 tỉ vì Lý quen Như từ 2007, nhưng đến 2009 mới có giao dịch làm ăn. Lý cho rằng đến lúc này, Như còn nợ Lý 250 tỉ. Lý phủ nhận việc Như bảo mình đe dọa, đánh đập Như. Lý thừa nhận cùng Như đầu tư vào chứng khoán nhưng sau đó thua lỗ nên thôi.

Khi bị cáo Võ Anh Tuấn được bổ nhiệm phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè, nói rằng cần tiền để đạt chỉ tiêu, Lý về nói chồng gửi vào ngân hàng của Tuấn hai sổ tiết kiệm 150 tỉ. Lý đề nghị tòa xem xét trả lại hai căn nhà do mua trước khi làm ăn với Như và sổ tiết kiệm 19 tỉ đồng do sổ đứng tên cháu của Lý…

Luật sư hỏi VietinBank 18 câu (tạm thời)

LS Lưu Văn Tám (bảo vệ cho ACB): đặt 18 câu hỏi cho VietinBank liên quan đến hợp đồng và các khoản tiền của người bị hại và các nguyên đơn dân sự. HĐXX cho phép đại diện ngân hàng này ghi chép, tổng hợp các câu hỏi của các LS và sẽ trả lời trong những phiên xử sau.

LS cho biết đây chỉ là những câu hỏi tạm thời. Trong khi đó, chủ tọa yêu cầu LS Tám có gì thì hỏi hết đi, còn tạm thời gì nữa.

Bị cáo Phạm Văn Chí  (sinh năm 1977), nhân viên VietinBank, bị truy cứu trách nhiệm HS về tội cho vay nặng lãi. Chí trình bày: “Là bạn học chung đại học với Như. Như cần mượn tiền nhưng Chí không có tiền nên cho Như mượn nhà (nhà của gia đình, bị cáo đứng tên giùm) để Như mang đi cầm cố lấy tiền vay nên đề nghị xem xét trả lại nhà cho gia đình”.

Cáo trạng xác định Chí hưởng lợi bất chính từ việc cho vay nặng lại 5,9 tỉ đồng. Về phần này, Chí phản bác và trình bày rằng số tiền 5,9 tỉ đồng do Chí giới thiệu người khác cho Như vay. 

Bị cáo Chí xin với HĐXX xem xét cho phép được về sớm chăm sóc mẹ vì mẹ Chí quá lo lắng cho con nên đã đổ bệnh, hiện đang cấp cứu.

Sau khi LS kết thúc phần hỏi đối với Chí, HĐXX hội ý nhanh tại phòng xử và quyết định giải quyết cho Chí không cần tiếp tục có mặt tại tòa trong phiên xử buổi chiều nay nữa.

Phần xét hỏi sáng nay, các luật sư tập trung hỏi Huyền Như về những lần chuyển tiền chênh lệch ngoài hợp đồng cho Phạm Anh Tuấn (Tổng giám đốc Công ty CP vận tải dầu khí Thái Bình Dương - Công ty Thái Bình Dương), có ghi sổ sách hay không, tổng số tiền là bao nhiêu. Huyền Như nhiều lần trả lời “đã khai tại cơ quan điều tra”. Hỏi Võ Anh Tuấn – phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè cũng trả lời tương tự.

Tuy nhiên, Đỗ Quốc Thái (người liên quan, là em họ hàng của Như) xác định số tiền này đưa tại ngân hàng cho Tuấn. Cáo trạng xác định Thái là người đưa 121 tỉ đồng tiền chênh lệch ngoài hợp đồng cho Phạm Anh Tuấn. Sở dĩ Thái nhớ tường tận từng khoản tiền, từng lần chuyển tiền để khai tại CQĐT vì những lần chuyển tiền này đều được ghi chép tại công ty, sau được CQĐT cho xem…

LS hỏi về chuyện Công ty Sài Gòn Bank làm giấy đề nghị mở tài khoản, VietinBank đã phê duyệt. Như nói không nhớ rõ những lệnh chi cụ thể.  Dòng tiền đến tiền đi Như đã tính toán trước đó tại CQĐT, giờ không nhớ.  

Như nhiều lần không hiểu thế nào là chi nhánh cấp một, cấp hai của ngân hàng; thế nào là công việc của người quản lý phòng giao dịch. Không nhớ rõ cả chức năng nhiệm vụ của phòng giao dịch Điện Biên Phủ do lâu quá rồi không làm ngân hàng. Không nhớ rõ hạn mức chuyển tiền (có phải đến 50 tỉ hay không). Ngay cả cả cách thức huy động vốn của VietinBank, người giúp ngân hàng huy động vốn có được trả hoa hồng hay không cũng không nhớ được.

Như đề nghị LS đừng hỏi liên quan đến VietinBank nữa vì không nhớ rõ. Các cá nhân cho Như vay tiền để hưởng lãi không liên quan đến ngân hàng. Như lấy danh nghĩa cá nhân, huy động, đàm phán, trả lãi suất cao để các cá nhân gửi tiền.

Về HĐ với ACB, LS hỏi sao Như không trực tiếp ký mà để hai cá nhân khác với tư cách giám đốc và phó giám đốc chi nhánh ký. Như nhiều lần trả lời xin phép không trả lời hay đưa ra ý kiến cá nhân đối với những vấn đề đã được CQĐT làm rõ. Không trình bày quan điểm của mình và đúng sai của cá nhân khác.

Hầu như những câu hỏi của LS liên quan đến các HĐ Như đều không nhớ hoặc xin phép không trả lời. Vì CQĐT đã xác định đúng sai nên Như không trình bày nữa. Sau đó Như nói thêm, cả hai phía đều sai. Phía Như vì muốn có tiền nên sử dụng biện pháp lừa đảo; Như và các đối tác gửi tiền vì tư lợi cá nhân nên cố tình bỏ qua các quy trình…

Về bản sao kê 32 HĐ tiền gửi của 17 cá nhân ngân hàng ACB, Như bảo không có chức năng xác nhận bản sao kê chính thức hay không chính thức nên không rõ tiền đã vào ngân hàng hay chưa. LS đưa ra chứng cứ xác định toàn bộ 668 tỉ đồng đã được chuyển đầy đủ vào ngân hàng Công thương VN (VietinBank). Theo quy định của ngân hàng Công thương (VietinBank), muốn vay tiền phải ký hai HĐ: HĐ tín dụng và HĐ bảo đảm bằng tài sản. LS nêu câu hỏi, hai HĐ này về nội dung và hình thức giống hay khác nhau… Tuy nhiên, những vấn đề sơ đẳng về quy trình, thủ tục ngân hàng mà Huyền Như với 9 năm làm tại ngân hàng đến nay hoàn toàn không nhớ…

Trả lời các câu hỏi, Huyền Như đều bảo đã trình bày, nay “không nhớ”. “Bị cáo không nhớ, còn LS cứ đặt những câu hỏi lan man. Bị cáo thấy rối, không thể hình dung hết để trả lời” – Như nói…

Bị cáo Thiên Lý, bị cáo Nguyễn Thị Lành trình bày trước tòa rằng nhiều lần khuyên Như rằng nếu số tiền vay lãi có khó khăn gì thì nói rõ ràng để các bên còn tính toán.

Ngoài trả lãi Như còn trả thêm nhiều khoản tiền khác lên đến hàng chục tỉ xung quanh những khoản vay.

 

Thưa LS, những gì liên quan đến quy trình, quy chế, quy định về lãi suất, thủ tục ngân hàng, hợp đồng góp vốn, hợp đồng huy động vốn… thì LS xem trong hồ sơ đừng hỏi bị cáo nữa. Bị cáo không hiểu ý, không nhớ, xin phép không trả lời..." - Đây là câu trả lời của Huyền Như cho hầu hết các câu hỏi luật sư đặt ra trong phiên tòa sáng nay.

Đề nghị tòa triệu tập chủ tịch VietinBank đến tòa

LS Lưu Văn Tám – bảo vệ cho ACB đề nghị triệu tập chủ tịch HĐQT VietinBank bởi “VietinBank không thể vô can”.

LS đề nghị triệu tập chủ tịch HĐQT VietinBank Phạm Huy Hùng để trả lời trực tiếp tại tòa vì qua báo chí ông Hùng khẳng định VietinBank vô can đối với thiệt hại của người bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ này bởi tiền khách hàng chưa vào đến tài khoản của VietinBank. Đây là tình tiết mới, hoàn toàn khác với hồ sơ (LS có đưa ra chứng cứ để chứng minh tiền đã vào tài khoản VietinBAnk).

Suốt phiên xử, nhiều lần các LS đặt câu hỏi với Vietinbank như những biến động số tiền trong tài khoản của khách hàng, ngân hàng có biết không, có gửi thông báo cho khách hàng không? Tuy nhiên, kết thúc phiên xử buổi sáng, thẩm phán Nguyễn Đức Sáu – chủ tọa phiên tòa nói những câu hỏi của của các LS, đại diện VietinBank sẽ ghi nhận, tổng hợp và có trách nhiệm trả lời sau.

Bí thư đoàn mở tài khoản sai quy trình chỉ vì muốn tăng doanh số?

Hồ Hải Sỹ (bí thư đoàn thanh niên phòng giao dịch VietinBank chi nhánh Nhà Bè) trình bày sau khi nhận tin nhắn chỉ đạo của cấp trên (Võ Anh Tuấn nhắn), đã đưa cho giao dịch viên Lê Thị Ngọc Lợi xem. Sau đó, mở hai tài khoản (mỗi tài khoản 15 tỉ đồng) mang tên hai cá nhân khác. Sỹ cho biết mở hai tài khoản này không theo đúng quy trình chỉ nhằm mục đích tăng doanh số, hoàn toàn không được nhận bất kỳ lợi ích gì.

Nhiều bị cáo là nhân viên phòng giao dịch trình bày do tin tưởng cấp trên nên mắc sai lầm, hoàn toàn không được hưởng lợi ích gì. Có bị cáo trong thời gian được tại ngoại điều tra đã kịp học và lấy được bằng thạc sĩ.

Phương Loan

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm